Có được phép huy động vốn từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân không? Quy định của pháp luật ra sao?
- Khi huy động tiền gửi từ thành viên tỷ lệ chưa đạt 50% thì có được tiếp tục huy động tiền gửi từ ngoài thành viên không?
- Vi phạm quy định về nhận tiền gửi thì bị xử phạt như thế nào?
- Vi phạm quy định về lãi suất huy động vốn, phí cung ứng dịch vụ, kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh được quy định như thế nào?
Khi huy động tiền gửi từ thành viên tỷ lệ chưa đạt 50% thì có được tiếp tục huy động tiền gửi từ ngoài thành viên không?
Căn cứ Điều 36 Thông tư 04/2015/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN) quy định về việc huy động vốn như sau:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam.
- Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động trên một xã tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động liên xã tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản 500 tỷ đồng trở lên tối thiểu bằng 70% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
- Vay vốn điều hòa theo quy chế do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ban hành theo quy định của pháp luật.
- Vay vốn của tổ chức tín dụng khác (trừ quỹ tín dụng nhân dân khác), tổ chức tài chính khác.
- Vay vốn từ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
- Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước.
Như vậy, đây là tỷ lệ bắt buộc, việc nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức không phải là thành viên không đảm bảo tỷ lệ này là sai quy định.
Huy động vốn tín dụng
Vi phạm quy định về nhận tiền gửi thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về nhận tiền gửi như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không công bố hoặc không niêm yết công khai các nội dung phải công bố hoặc niêm yết công khai về nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện nhận tiền gửi hoặc phát hành giấy tờ có giá không đúng với nội dung đã công bố hoặc niêm yết công khai;
+ Nhận tiền gửi, chi trả tiền gửi không đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá không đúng đối tượng được gửi tiền, đối tượng mua giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật;
+ Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này.
Đây là hành vi nhận tiền gửi không đúng quy định, chứ không phải là "không được phép nhận tiền gửi", vì thực chất quỹ tín dụng dân nhân vẫn được nhận thêm tiền gửi từ thành viên của mình để đảm bảo tỷ lệ tối thiểu là 50%.
Vi phạm quy định về lãi suất huy động vốn, phí cung ứng dịch vụ, kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lãi suất huy động vốn, phí cung ứng dịch vụ, kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không niêm yết công khai lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ theo quy định;
+ Niêm yết lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng;
+ Thu các loại phí cung ứng dịch vụ không đúng quy định pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14, điểm m khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ cao hơn mức đã niêm yết.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về lãi suất huy động vốn; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh về lãi suất, tiền tệ, giá cả hàng hóa và tài sản tài chính khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm mức phí cung ứng dịch vụ quy định tại Điều này;
+ Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng được xác định trước khi lập dự án hay khi phê duyệt dự án đầu tư?
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải có phẩm chất chính trị và đạo đức như thế nào?
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản, nộp thuế online (nộp thuế điện tử) nhanh chóng, chính xác trên trang thuế điện tử của Tổng Cục thuế?