Có được nhường lại quyền nuôi con khi điều kiện kinh tế khó khăn không? Thủ tục thay đổi người nuôi con như thế nào?
Có được nhường lại quyền nuôi con khi không còn đủ điều kiện kinh tế không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
...
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, khi người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì được thay đổi người nuôi con sau ly hôn.
Theo đó, có thể hiêu việc người trực tiếp nuôi con đang gặp khó khăn về kinh tế là một trong những yếu tố không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con.
Do đó, trường hợp này có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Có được nhường lại quyền nuôi con khi điều kiện kinh tế khó khăn không? Thủ tục thay đổi người nuôi con như thế nào?
Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định hiện nay?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
...
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, cha, mẹ có thể thoả thuận với nhau về việc muốn giành lại quyền nuôi con. Nếu không thỏa thuận thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Cụ thể, quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, khi người con đủ 07 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Nếu thỏa thuận được với người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa nơi một trong các bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú công nhận sự thỏa thuận đó để giành lại việc trực tiếp nuôi con.
Trong trường hợp không thỏa thuận được thì phải khởi kiện tại Tòa án và phải có căn cứ cho việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải thực hiện những nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Ngoài ra, tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, hiện nay pháp luật hôn nhân và gia đình không quy định mức cấp dưỡng cụ thể, không có giới hạn của số tiền phải cấp dưỡng.
Mức cấp dưỡng tùy thuộc vào thu nhập, khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng và cả nhu cầu thiết yếu của con.
Có thể hiểu rằng khi thu nhập của người phải cấp dưỡng tăng hoặc nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng tăng thì mức cấp dưỡng có thể được điều chỉnh tăng theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?