Có được kinh doanh dịch vụ bay dù lượn khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch không?

Trách nhiệm của thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn được quy định thế nào? Thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn có được kinh doanh khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch không? Câu hỏi của chị Nhàn (Đà Nẵng).

Trách nhiệm của thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn được quy định thế nào?

Tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2017/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của đơn vị kinh doanh bay dù lượn như sau:

- Thực hiện các biện pháp quy định tại Điều 9 Nghị định 168/2017/NĐ-CP;

- Thông báo bằng văn bản cho Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức kinh doanh sản phẩm du lịch chậm nhất 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh;

- Tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Có được kinh doanh dịch vụ bay dù lượn khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch không?

Có được kinh doanh dịch vụ bay dù lượn khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch không? (hình từ Internet)

Thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn có được kinh doanh khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch không?

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
...
2. Trách nhiệm của Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm du lịch quy định tại Điều 8 Nghị định này, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm tra và công bố trên Cổng thông tin điện tử Danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng được các biện pháp bảo đảm an toàn, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các biện pháp bảo đảm an toàn và chỉ được kinh doanh sau khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 9 Nghị định này;
...

Đối chiếu với quy định này, khi thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn chưa đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thông báo bằng văn bản yêu cầu thương nhân này phải hoàn thiện, bổ sung các biện pháp bảo đảm an toàn và chỉ được kinh doanh sau khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Dẫn chiếu đến Điều 9 Nghị định 168/2017/NĐ-CP có quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch như sau:

Biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch
1. Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
2. Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.
3. Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp.
4. Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
5. Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

Theo đó, thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn có trách nhiệm cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch.

Từ những phân tích ở trên có thể kết luận, thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn sẽ không được phép kinh doanh khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch.

Thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn kinh doanh khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch bị phạt bao nhiêu?

Theo khoản 8 và khoản 10 Điều 15 Nghị định 45/2019/NĐ-CP có quy định như sau:

Vi phạm quy định về kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch
...
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục kinh doanh sau khi cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các biện pháp bảo đảm an toàn nhưng chưa thực hiện theo quy định.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 8 Điều này.

Theo đó, thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn kinh doanh khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Lưu ý mức xử phạt hành chính này chỉ áp dụng cho cá nhân vi phạm quy định trên, đối với thương nhân là tổ chức mức xử lý hành chính sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn kinh doanh khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.

Kinh doanh bay dù lượn
Du lịch TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 thì cần đổi mới nhận thức tư duy và hoàn thiện thể chế chính sách như thế nào?
Pháp luật
Bãi cắm trại du lịch nên đặt cách bờ biển bao nhiêu mét là phù hợp và diện tích tại đơn vị cắm trại quy định như thế nào?
Pháp luật
Chương trình khai mạc du lịch hè năm 2024: Quy Nhơn Thiên đường biển - Tỏa sáng phát triển được tổ chức thế nào?
Pháp luật
Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng 2024 diễn ra khi nào? Thời gian, địa điểm các chương trình trong Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng năm 2024?
Pháp luật
Khu du lịch là gì? Dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục tham quan khu du lịch ở đâu là đẹp nhất?
Pháp luật
Địa điểm vui chơi hot dịp lễ 30/4 và 1/5 tại đảo Phú Quý gồm những địa điểm nào? Môi trường du lịch đảo Phú Quý là gì?
Pháp luật
Du lịch là gì và du lịch đảo Phú Quốc là ở đâu? Ngành du lịch đảo Phú Quốc sẽ phải thực hiện gì để bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Dịch vụ du lịch khác là loại nào? Nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác ra sao?
Pháp luật
Quyền của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được quy định như thế nào? Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cần tuân thủ các nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Trong việc phát triển du lịch thì nhà nước có ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch địa phương không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh bay dù lượn
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,766 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh bay dù lượn Du lịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh bay dù lượn Xem toàn bộ văn bản về Du lịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào