Có được khai thác tận thu gỗ đã chết đối với vườn quốc gia trong khu rừng đặc dụng theo quy định hiện hay không?

Bạn tôi vừa khai thác tận thu được 0,2 m3 gỗ rừng trồng đã chết trong khu rừng đặc dụng nhưng không có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định. Vậy cho tôi hỏi, trong trường hợp những cây gỗ trong vườn quốc gia của rừng đặc dụng đã chết thì tôi có được khai thác tận thu hay không? Trường hợp bạn tôi khai thác mà không có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định thì xử lý thế nào? Gỗ ở đây là những loại gỗ thường, không có loại nào quý hiếm. Câu hỏi của Thanh Bình (Gia Lai).

Có được khai thác tận thu gỗ đã chết đối với vườn quốc gia trong khu rừng đặc dụng hay không? Điều kiện để được khai thác là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng như sau:

Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, được quy định như sau:
a) Không khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng;
b) Được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ; hành chính của rừng đặc dụng;
c) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...

Như vậy, theo quy định trên, bạn được khai thác tận thu gỗ đã chết đối với vườn quốc gia trong khu rừng đặc dụng.

Tuy nhiên, bạn phải có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

Có được khai thác tận thu cây gỗ đã chết đối với vườn quốc gia trong khu rừng đặc dụng hay không?

Có được khai thác tận thu cây gỗ đã chết đối với vườn quốc gia trong khu rừng đặc dụng hay không? Điều kiện để được khai thác là gì? (Hình từ Internet)

Khai thác tận thu gỗ đã chết trong khu rừng đặc dụng mà không có phương án khai thác theo quy định thì xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về khai thác rừng trái pháp luật như sau:

Khai thác rừng trái pháp luật
Hành vi khai thác lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:
...
3. Khai thác trái pháp luật rừng đặc dụng:
....
c. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.

Đồng thời căn cứ khoản 8 Điều 13 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 6 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định về khai thác rừng trái pháp luật như sau:

Khai thác rừng trái pháp luật
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và các dụng cụ, công cụ được sử dụng để thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
...

Như vậy, đối với hành vi khai thác tận thu 0,2 m3 gỗ rừng trồng, là gỗ thường, đã chết trong khu rừng đặc dụng nhưng không có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, còn có hình thức xử phạt bổ sung gồm: tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và các dụng cụ, công cụ được sử dụng để thực hiện các hành vi khai thác tận thu trái quy định.

Lưu ý: Mức phạt đối với tổ chức cho hành vi khai thác tận thu gỗ đã chết trong khu rừng đặc dụng mà không có phương án khai thác sẽ bằng 02 lần mức phạt với cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp khai thác tận thu gỗ đã chết trong khu rừng đặc dụng mà không có phương án khai thác hay không?

Căn cứ Điều 34 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Những người có thẩm quyền của Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...

Đồng thời căn cứ Điều 27 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 18 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.”

Như vậy, theo quy định trên thì chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân khai thác tận thu gỗ đã chết trong khu rừng đặc dụng mà không có phương án khai thác.

Rừng đặc dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ rừng đặc dụng cần phải áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng để phát triển rừng đặc dụng hay không?
Pháp luật
Người sử dụng đất rừng đặc dụng có phải nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất hay không?
Pháp luật
Giá cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Môi trường rừng là gì? Chủ rừng có được phép cho các tổ chức thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái không?
Pháp luật
Kiểm lâm rừng đặc dụng là tổ chức thuộc cơ quan nào? Kiểm lâm rừng đặc dụng có được quản lý và sử dụng vũ khí quân dụng không?
Pháp luật
Phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng là gì? Quy định về phát triển rừng đặc dụng tại phân khu dịch vụ, hành chính?
Pháp luật
Phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng là gì? Cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng có được khai thác?
Pháp luật
Đối tượng nào được Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng? Nguyên tắc giao rừng là gì?
Pháp luật
Các khu vực nào có để được xét làm rừng đặc dụng? Trình tự để thành lập rừng đặc đụng thực hiện ra sao?
Pháp luật
Các hoạt động thực hiện phát triển rừng đặc dụng là gì? Nghĩa vụ và quyền hạn của ban quản lý rừng đặc dụng là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rừng đặc dụng
1,625 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rừng đặc dụng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào