Có được khai thác khoáng sản bù những năm trước chưa khai thác đủ công suất trong giấy phép không?
- Có được khai thác khoáng sản bù những năm trước chưa khai thác đủ công suất trong giấy phép không?
- Doanh nghiệp thực hiện khai thác khoáng sản bù những năm trước chưa khai thác đủ công suất trong giấy phép thì bị xử lý như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối vơi doanh nghiệp khai thác khoáng sản vượt công suất được phép khai thác là bao lâu?
Có được khai thác khoáng sản bù những năm trước chưa khai thác đủ công suất trong giấy phép không?
Có được khai thác khoáng sản bù những năm trước chưa khai thác đủ công suất trong giấy phép không, thì căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Luật Khoáng sản 2010 có quy định:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác;
b) Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;
d) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;
đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
e) Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
i) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định hiện hành của Luật Khoáng sản 2010 và các văn bản hướng dẫn thì không có nội dung khai thác bù hay cho phép khai thác bù nên không có cơ sở để thực hiện.
Về nguyên tắc doanh nghiệp chỉ thực hiện khai thác với công suất được đề cập trong Giấy phép khai thác khoáng sản.
Trường hợp khai thác vượt công suất thì có thể bị xử lý theo quy định.
Khai thác khoáng sản (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp thực hiện khai thác khoáng sản bù những năm trước chưa khai thác đủ công suất trong giấy phép thì bị xử lý như thế nào?
Như đã phân tích ở trên thì doanh nghiệp chỉ thực hiện khai thác với công suất được đề cập trong Giấy phép khai thác khoáng sản.
Nếu Doanh nghiệp thực hiện khai thác khoáng sản bù những năm trước chưa khai thác đủ công suất trong giấy phép dẫn đến vượt công suất có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 41 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về công suất được phép khai thác
2. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 15% đến dưới 25% cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; nước khoáng; nước nóng thiên nhiên; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ và trường hợp quy tại điểm a khoản này.
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp cải tạo các công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Theo đó tùy vào vượt công suất bao nhiêu phần trăm và loại khoáng sản là gì có có mức xử lý tương ứng như trên.
Lưu ý: Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối vơi doanh nghiệp khai thác khoáng sản vượt công suất được phép khai thác là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối vơi doanh nghiệp khai thác khoáng sản vượt công suất được phép khai thác được quy định tại Điều 5b Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm đã kết thúc, các hành vi vi phạm đang thực hiện trong lĩnh vực khoáng sản
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm được xác định là đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm, các hành vi vi phạm đang được thực hiện trong lĩnh vực khoáng sản được quy định như sau:
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 02 năm.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối vơi doanh nghiệp khai thác khoáng sản vượt công suất được phép khai thác là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?