Có được kết nạp Đảng khi đã bị phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp tài sản mà chưa truy cứu hình sự không?

Có được kết nạp Đảng trong trường hợp sau đây không? Em gái em có vi phạm về trộm cắp tiền của hàng xóm và bị phát hiện, công an xã có làm việc và xử lý vi phạm hành chính, tuy nhiên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đến nay em gái em đã là viên chức giáo dục và xin vào Đảng, vậy khi thẩm tra lý lịch tại nơi ở, em gái em có được xác nhận để cho vào đảng không ạ? Đây là câu hỏi của chị A.H đến từ Long An.

Có được kết nạp Đảng khi đã bị phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp tài sản mà chưa truy cứu hình sự không?

Có được kết nạp Đảng khi đã bị phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp tài sản mà chưa truy cứu hình sự không, thì căn cứ theo tiểu mục 3.4 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 như sau:

Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
...
3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
...
b) Nội dung thẩm tra, xác minh
- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Phương pháp thẩm tra, xác minh
- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.
- Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).
- Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
- Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
- Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.
- Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.
- Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra.
- Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này
...

Do đó, một trong những nội dung thẩm tra đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Cho nên, việc trộm cắp tài sản trước đây không bị truy cứu hình sự nhưng ở đây cơ bản cũng đã vi phạm về những chính sách trên cho nên nếu cơ quan không chấp nhận thì cũng có cơ sở để không được kết nạp Đảng.

Tuy nhiên, chị có thể trao đổi thêm với địa phương, đơn vị thẩm tra xác minh để nắm rõ hơn thông tin.

kết nạp đảng

Kết nạp Đảng (Hình từ Internet)

Để được kết nạp Đảng thì người vào Đảng có thể ủy quyền cho người khác làm đơn không?

Để được kết nạp Đảng thì người vào Đảng có thể ủy quyền cho người khác làm đơn không, thì theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 như sau:

Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.1. Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
3.2. Đơn xin vào Đảng
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
...

Theo đó, người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

Như vậy, để được kết nạp Đảng thì người vào Đảng không thể ủy quyền cho người khác làm đơn.

Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức như thế nào?

Theo tiểu mục 3.8 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 như sau:

- Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).

- Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác - Lênin (bên phải), tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”.

- Chương trình buổi lễ kết nạp

+ Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

+ Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền.

+ Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ.

+ Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị.

+ Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có).

+ Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).

Kết nạp Đảng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp 41 biểu mẫu kết nạp đảng, công nhận đảng viên chính thức mới nhất 2023? Tải biểu mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì có phải đến cơ quan đại diện ngoại giao để thẩm tra lý lịch khi kết nạp đảng?
Pháp luật
Có được kết nạp Đảng khi đã bị phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp tài sản mà chưa truy cứu hình sự không?
Pháp luật
Sau khi được kết nạp vào Đảng cách khai lý lịch đảng viên mới như thế nào? Hồ sơ đảng viên sau khi được kết nạp vào Đảng ngoài lý lịch đảng viên còn có những giấy tờ nào khác?
Pháp luật
Mẫu đơn xin vào Đảng 1-KNĐ mới nhất năm 2024 có dạng như thế nào? Hướng dẫn điền mẫu đơn xin vào Đảng 1-KNĐ?
Pháp luật
Chồng buôn bán ma túy thì vợ có được kết nạp Đảng không? Buôn bán trái phép chất ma túy thì bị xử lý hình sự như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên được thực hiện theo các quy trình như thế nào? Lễ kết nạp đảng viên được tổ chức trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Sinh viên được kết nạp Đảng ngay từ khi còn ở trường đại học - các yêu cầu cần đáp ứng là gì?
Pháp luật
Đảng viên sau khi được xóa án tích có được kết nạp lại vào Đảng hay không? Thủ tục kết nạp lại như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện kết nạp Đảng cần đáp ứng những gì? Con đang ở trường giáo dưỡng thì bố có được kết nạp Đảng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kết nạp Đảng
710 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kết nạp Đảng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào