Có được kéo dài khi đã hết thời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí nhưng nhà thầu vẫn chưa tìm được thị trường tiêu thụ khí không?
- Có được kéo dài khi đã hết thời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí nhưng nhà thầu vẫn chưa tìm được thị trường tiêu thụ khí không?
- Trách nhiệm thẩm định văn bản đề nghị giữ lại diện tích phát hiện khí là của Bộ Công thương hay Thủ tướng chính phủ?
- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc giữ lại diện tích phát hiện khí được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Có được kéo dài khi đã hết thời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí nhưng nhà thầu vẫn chưa tìm được thị trường tiêu thụ khí không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Giữ lại diện tích phát hiện khí
...
3. Nếu thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài tới năm (05) năm mà nhà thầu vẫn chưa tìm được thị trường tiêu thụ khí hoặc cơ sở hạ tầng hiện có chưa đảm bảo để phát triển phát hiện khí đó, Thủ tướng Chính phủ có thể cho phép kéo dài thêm hai (02) năm thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí.
...
Như vậy, khi đã hết thời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí (05 năm) nhưng nhà thầu vẫn chưa tìm được thị trường tiêu thụ thì có thể được cho phép kéo dài thêm hai (02) năm. Việc cho phép này thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Diện tích phát hiện khí (Hình từ Internet)
Trách nhiệm thẩm định văn bản đề nghị giữ lại diện tích phát hiện khí là của Bộ Công thương hay Thủ tướng chính phủ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Giữ lại diện tích phát hiện khí
1. Phát hiện khí có khả năng thương mại theo quy định tại Điều 17 Luật Dầu khí là phát hiện mà qua thẩm lượng, đánh giá sơ bộ của nhà thầu, việc đầu tư khai thác mỏ đó có thể có hiệu quả.
2. Nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có văn bản nêu rõ lý do và đề nghị thời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí trình Bộ Công Thương thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
...
Như vậy, trách nhiệm thẩm định văn bản đề nghị giữ lại diện tích phát hiện khí là của Bộ Công thương. Và Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
văn bản đề nghị giữ lại diện tích phát hiện khí có nêu rõ lý do và đề nghị thời hạn do nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lập.
Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc giữ lại diện tích phát hiện khí được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 32 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Giữ lại diện tích phát hiện khí
...
4. Quy trình thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc giữ lại diện tích phát hiện khí hoặc kéo dài thêm hai (02) năm thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí được thực hiện theo quy định tại Điều 81 Nghị định này.
5. Thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí không tính vào thời hạn hợp đồng dầu khí.
Và căn cứ theo Điều 81 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình thẩm định, trình các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
1. Hình thức thẩm định thông qua lấy ý kiến bằng văn bản
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoặc văn bản đề nghị, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến kèm theo hồ sơ của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành gửi ý kiến bằng văn bản về Bộ Công Thương. Quá thời hạn trên, nếu cơ quan không có ý kiến bằng văn bản thì coi như đã đồng ý với nội dung hồ sơ xin ý kiến.
c) Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hoặc văn bản đề nghị, Bộ Công Thương hoàn thành việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
2. Hình thức thẩm định thông qua Hội đồng thẩm định
a) Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao Bộ Công Thương thành lập Hội đồng để thực hiện việc thẩm định các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định trong Nghị định này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Lãnh đạo Bộ Công Thương làm Chủ tịch Hội đồng và Lãnh đạo Bộ, ngành liên quan làm ủy viên.
c) Hội đồng được thành lập Tổ chuyên viên giúp việc. Cơ cấu, quyền hạn và nhiệm vụ, kinh phí hoạt động của Tổ chuyên viên do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
Theo đó, việc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc giữ lại diện tích phát hiện khí được thực hiện theo quy trình như trên.
Và quy trình này được thực hiện bằng hình thức: thông qua lấy ý kiến bằng văn bản hoặc thông qua Hội đồng thẩm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?