Có được chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hay không?
Có được chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
b) Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
c) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
d) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
...
2. Trường hợp áp dụng phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này mà phải thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản thì chi phí thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản được tạm ứng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của cơ quan quản lý tài sản và được trừ vào tiền thu được từ khai thác tài sản. Việc lựa chọn đơn vị thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản thực hiện theo quy định.
...
Như vậy, được chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, khi chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mà phải thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản thì chi phí thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản được tạm ứng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của cơ quan quản lý tài sản và được trừ vào tiền thu được từ khai thác tài sản.
Việc lựa chọn đơn vị thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản thực hiện theo quy định.
Có được chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hay không? (hình từ internet)
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc Nhà nước chuyển giao quyền thu phí sử dụng đường bộ cho tổ chức theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
2. Phạm vi tài sản được chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc một phần tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thu phí sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật (trừ phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí).
3. Việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không áp dụng đối với:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
b) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
...
Như vậy, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc Nhà nước chuyển giao quyền thu phí sử dụng đường bộ cho tổ chức theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
4. Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa là 10 năm, phù hợp với từng tài sản (một phần tài sản) kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này phê duyệt tại Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.
5. Thẩm quyền phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý.
...
Như vậy, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa là 10 năm.
Thời hạn chuyển nhượng phù hợp với từng tài sản (một phần tài sản) kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP phê duyệt tại Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/NHL/quan-ly-giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/030225/quy-hoach-mang-luoi-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/4-nhom-chi-tieu-thong-ke-ha-tang-giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NPDT/220724/ket-cau-ha-tang-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NPDT/220724/ket-cau-ha-tang-8.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NPDT/220724/ket-cau-ha-tang-9.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NDBT/bao-duong-sua-chua-ha-tang-giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/LA/26-10-2022/giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/AHT/bao-ve-ket-cau-ha-tang-giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TS/14-04/Ket-cau-ha-tang-giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/KL/ket-cau-ha-tang-giao-thong-duong-bo.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép đầu tư hết hạn đang gia hạn thì công ty có được hoạt động tiếp không? Nếu tiếp tục hoạt động có bị phạt không?
- Một bên tham gia thỏa thuận Trọng tài thương mại là cá nhân chết thì thỏa thuận trọng tài có còn hiệu lực?
- Chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trong trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng cần thực hiện như thế nào?
- Công chức lãnh đạo có thể từ chức vụ quản lý để về hưu vì lý do sức khỏe được không? Thủ tục xin từ chức vụ quản lý để về hưu vì lý do sức khỏe của công chức?
- Người quản lý, sử dụng đường bộ là ai theo Luật Đường bộ mới? Phải lưu ý điều gì khi xây dựng, lắp đặt hệ thống thoát nước?