Có được chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn khi dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng không?
- Có được chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn khi dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng không?
- Trình tự chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn khi dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng được thực hiện như thế nào?
- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn có phải lập thành văn bản không?
Có được chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn khi dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 52 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có quy định như sau:
Chấm dứt hợp đồng dự án PPP
1. Việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP thực hiện theo quy định tại hợp đồng, làm cơ sở cho việc thanh lý hợp đồng.
2. Việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn chỉ áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng mà các bên đã thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng không bảo đảm việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dự án PPP;
b) Vì lợi ích quốc gia; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Khi doanh nghiệp dự án PPP mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
d) Khi một trong các bên trong hợp đồng vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng;
đ) Trường hợp khác do hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự, các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng.
...
Theo đó, việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn sẽ được áp dụng trong trường hợp dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng mà các bên đã thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng không bảo đảm việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dự án PPP.
Có được chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn khi dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng không? (Hình từ Internet)
Trình tự chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn khi dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 81 Nghị định 35/2021/NĐ-CP có quy định về việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn như sau:
Theo đó, trình tự chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn thực hiện bao gồm:
- Một trong các bên của hợp đồng có văn bản đề nghị chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn, trong đó nêu rõ dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;
- Các bên thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn;
- Các bên thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng dự án PPP như sau:
+ Trường hợp các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, các bên ký kết hợp đồng xác nhận việc hoàn thành và chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên;
+Trường hợp hợp đồng bị chấm dứt trước thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, các bên ký kết hợp đồng xác nhận các nghĩa vụ đã hoàn thành và trách nhiệm của các bên đối với phần công việc chưa hoàn thành.
+ Thời hạn thanh lý hợp đồng dự án PPP do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 180 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày các bên thống nhất chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
+ Trường hợp phát sinh chi phí khi thanh lý hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 thì nội dung thanh lý hợp đồng phải xác định nghĩa vụ của cơ quan ký kết hợp đồng và doanh nghiệp dự án PPP đối với chi phí phát sinh.
(Nội dung thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng dự án PPP được quy định tại Điều 68 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020)
Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn có phải lập thành văn bản không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Nghị định 35/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn cần phải được lập thành văn bản.
Do đó, văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nguyên nhân dẫn đến việc phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;
- Nghĩa vụ còn lại của các bên, bao gồm cả nghĩa vụ chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
- Công việc cần thực hiện nhằm bảo đảm tính liên tục, chất lượng của việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sau khi chấm dứt hợp đồng;
- Nội dung về giới hạn trách nhiệm dân sự, miễn trách nhiệm dân sự của một trong hai bên;
- Thời gian để các bên khắc phục; dự kiến phương án về chi phí xử lý tương ứng với trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; việc lựa chọn tổ chức kiểm toán (nếu cần thiết);
- Nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật về dân sự và hợp đồng dự án PPP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em mới nhất? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thì thời gian nộp lệ phí môn bài khi hết thời gian được miễn như thế nào?
- Định mức thiết bị là gì? Định mức thiết bị trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được xác định như thế nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất theo Thông tư 11? Hồ sơ xếp hạng gồm gì?
- Giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu theo Nghị định 168 mới nhất?