Có được bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa không còn sử dụng hay không?
Có được bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa không còn sử dụng hay không?
Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
...
1. Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 20 Nghị định này nhưng không còn nhu cầu sử dụng;
b) Tài sản được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng và việc khai thác không hiệu quả;
e) Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy hoạch được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hông còn nhu cầu sử dụng và việc khai thác không hiệu quả thì có thể bán tài sản đó.
Ngoài ra, có thể bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Tài sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 20 Nghị định 45/2018/NĐ-CP nhưng không còn nhu cầu sử dụng;
- Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy hoạch được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa?
Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
...
2. Thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gắn với đất, mặt nước trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc trung ương quản lý không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.
...
Như vậy, thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gắn với đất, mặt nước trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc trung ương quản lý không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.
Hồ sơ đề nghị bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm những thành phần nào?
Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
...
4. Hồ sơ đề nghị bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm:
a) Văn bản đề nghị bán tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Danh mục tài sản đề nghị bán theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trong đó nêu rõ lý do bán, mục đích sử dụng hiện tại): 01 bản chính;
c) Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị bán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm những thành phần sau đây:
- Văn bản đề nghị bán tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị bán theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 45/2018/NĐ-CP (trong đó nêu rõ lý do bán, mục đích sử dụng hiện tại): 01 bản chính;
Báo cáo kê khai tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa:
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền phạt chậm nộp thuế có tính vào chi phí được trừ thuế TNDN không? 07 trường hợp phải nộp tiền chậm nộp thuế?
- Việc xây dựng nhà ở của cá nhân cần bảo đảm những yêu cầu nào? Xây dựng nhà ở của cá nhân tại khu vực đô thị theo phương thức nào?
- Lời giới thiệu về ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 ý nghĩa? Lời giới thiệu Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Kế hoạch hoạt động công đoàn tháng 11 năm học 2024 2025? Kế hoạch hoạt động công đoàn tháng 11 2024 trường học?
- Danh hiệu Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân sẽ được xét tặng cho tập thể khi đạt những tiêu chuẩn nào?