Có đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản không?
- Có đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản không?
- Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản được quy định như thế nào?
- Nguyên đơn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự bị đình chỉ do không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản không?
Có đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản không?
Căn cứ khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
d) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
...
Như vậy, sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nguyên đơn có nghĩa vụ nhưng không thực hiện nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản hoặc chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Có đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản không? (Hình từ internet)
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản như sau:
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản được xác định như sau:
- Người yêu cầu định giá tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
- Trường hợp các bên đương sự không thống nhất được về giá và cùng yêu cầu Tòa án định giá tài sản thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
- Trường hợp có nhiều đương sự, thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo mức mà Tòa án quyết định.
- Nguyên đơn, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản trong các trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản sau:
+ Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
+ Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
+ Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
Như vậy, các đối tượng có nghĩa vụ phải thực hiện nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo quy định.
Nguyên đơn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự bị đình chỉ do không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản không?
Căn cứ Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:
Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.
4. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Như vậy, theo quy định thì khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do nguyên đơn không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản thì sẽ không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp.
Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do nguyên đơn không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản thì tiền tạm ứng án phí mà nguyên đơn đã nộp được trả lại cho nguyên đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?