Có đăng ký giao dịch bảo đảm trong trường hợp công ty mẹ phát hành bảo lãnh để công ty con vay vốn không?
Khi nào thì thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm;
...
Theo đó thì việc đăng ký biện pháp bảo đảm hay nói cách khác là đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện khi có một bên dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với một bên khác.
Có đăng ký giao dịch bảo đảm trong trường hợp công ty mẹ phát hành bảo lãnh để công ty con vay vốn không? (Hình từ Internet)
Có đăng ký giao dịch bảo đảm trong trường hợp công ty mẹ phát hành bảo lãnh để công ty con vay vốn không?
Về trường hợp của chị, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm có nêu về các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm:
Các trường hợp đăng ký
1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.
2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
Và được hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 08/2018/TT-BTP (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2020/TT-BTP như sau:
Đăng ký biện pháp bảo đảm
Trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu thì Trung tâm Đăng ký thực hiện đăng ký các biện pháp bảo đảm, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm trong các trường hợp sau đây:
1. Thế chấp động sản, trừ tàu bay, tàu biển bao gồm cả thế chấp động sản hình thành trong tương lai;
2. Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản, trừ tàu bay, tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu.
Việc phát hành bảo lãnh không thuộc các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm. Do đó, nếu chỉ với thông tin chị cung cấp thì đơn vị không cần thực hiện hoạt động đăng ký.
Muốn tìm hiểu thông tin về biện pháp bảo đảm thì thực hiện như thế nào?
Tại Điều 59 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có quyền tìm hiểu hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được lưu giữ trong số đăng ký, cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm.
2. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm để phục vụ hoạt động chuyên môn thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của cơ quan mình. Việc tìm hiểu thông tin trong trường hợp này không phải trả phí cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
Theo đó khi chị muốn biết thêm thông tin chính xác về các biện pháp bảo đảm chị có quyền tìm hiểu hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được lưu giữ trong số đăng ký, cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm.
Khi có nhu cầu muốn được cung cấp thông tin thì chị sẽ thực hiện yêu cầu theo phương thức tại Điều 60 Nghị định 102/2017/NĐ-CP như sau:
Phương thức yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
Khi có nhu cầu tìm hiểu thông tin về biện pháp bảo đảm, cá nhân, pháp nhân hộ gia đình và các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 59 của Nghị định này gửi phiếu yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan đăng ký có thẩm quyền theo một trong các phương thức quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
Các phương thức được quy định tại Điều 13 Nghị định 102/2017/NĐ-CP gồm có:
- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
- Nộp trực tiếp;
- Qua đường bưu điện;
- Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?