Cơ chế thu ngân sách nhà nước năm 2022: Lưu ý thực hiện các chính sách hỗ trợ, phục hồi doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19?

Tôi muốn hỏi về việc thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước. Dự toán thu ngân sách nhà nước và thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được thực hiện ra sao? Cảm ơn!

Thực hiện đánh giá thu ngân sách nhà nước trong năm 2022?

Căn cứ Công văn 1912/TCT-DT năm 2022 quy định về việc thực hiện đánh giá thu ngân sách nhà nước trong năm 2022 như sau:

- Năm 2022 Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có tác động lớn đến thu NSNN năm 2022, 2023. Việc đánh giá đúng tác động của các chính sách có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sát khả năng thu NSNN năm 2022, từ đó xây dựng dự toán thu NSNN năm 2023 tích cực, khả thi.

- Vì vậy, Tổng cục Thuế đề nghị đánh giá ước thu NSNN năm 2022 phải phủ hợp với tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, khả năng phát triển sản xuất kinh doanh và thu nộp ngân sách của các tổ chức, cá nhân; đồng thời cân phân tích, đánh giá, tính toán, xác định đầy đủ các yếu tố tác động đến kết quả thu ngân sách trong năm như kinh tế, cơ chế, chính sách; công tác quản lý thu, đặc biệt việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 08/01/2013 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2022; Nghị quyết 43/2002/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2002/QH13 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình; Nghị quyết 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025;....

Như vậy, việc thu ngân sách năm trong năm 2022 được đáng giá theo Công văn trên.

Dự toán thu ngân sách nhà nước và thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023 trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội?

Cơ chế thu ngân sách nhà nước năm 2022: Lưu ý thực hiện các chính sách hỗ trợ, phục hồi doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19?

Đánh giá về khả năng kinh tế trong việc thực hiện thu ngân sách nhà nước?

Căn cứu tiểu mục I Mục A Công văn 1912/TCT-DT năm 2022 Đánh giá về kinh tế trong việc thực hiện thu ngân sách nhà nước như sau:

- Quý I năm 2020, nền kinh tế Việt Nam mặc dù chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh và giá cả hàng hóa leo thang vẫn ghi nhận mức tăng 5,03%, cải thiện 80 với mức tăng 4,7% của quý I/2021 và 3,7% của quý I/2020, Đà hồi phục kinh tế trong nước đang được hỗ trợ bởi sự chuyển dịch trạng thái cọi dịch bệnh Covid-19 là bệnh đặc hữu và việc thúc đẩy triển khai nhanh các gói chính sách tài khóa, tiên tệ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Theo đó, tăng trưởng kinh tế những quý cuối năm 2022 sẽ cao hơn quý 1 để đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 66,5%. Vì vậy, thu ngân sách những tháng cuối năm sẽ ở mức cao hơn đầu năm.

- Bám sát các mục tiêu, định hướng kinh tế nêu trên, yêu cầu các Cục Thuế ra soát, đánh giá thu NSNN cả năm 2022 sát thực tế phát sinh kinh tế làm cơ sở xây dựng dự toán thu NSNN năm 2023 đảm bảo tích cực, phù hợp với sự hồi phục, phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

- Trong đánh giá năm 2022, đề nghị Cục Thuế phối hợp các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn năm bắt thông tin các dự án mới triển khai, các dự án hoàn thành đi vào hoạt động, đặc biệt là các dự án trong Chương trình phục hồi kinh tế theo Nghị quyết 43/2022/QH13 của Quốc hội và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ được triển khai trên địa bàn để tổ chức quản lý thu đúng, đủ, kịp thời đánh giá khả năng phát sinh nguồn thu trong từng năm để tổng hợp, dự bảo đầy đủ nguồn tăng thu, đảm bảo số đánh giá thu NSNN năm 2022 trên địa bàn sát với khả năng phát sinh nguồn thu,

Như vậy, đánh giá về khả năng kinh tế trong việc thực hiện thu ngân sách nhà nước được quy định như trên.

Các cơ chế, chính sách thu ngân sách nhà nước ban hành trong năm 2021?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Công văn 1912/TCT-DT năm 2022 quy định cơ chế, chính sách đánh giá thu ngân sách năm 2022 như sau:

- Về cơ chế, chính sách: Khi đánh giá thu ngân sách năm 2022, yêu cầu các Cục Thuế phải rà soát, đánh giá đầy đủ tác động của từng chính sách đến từng khoản thu, sắc thuế. Trong đó, ngoài việc đánh giá tác động trực tiếp làm tăng/giảm thu NSNN thì phải đánh giá hiệu quả gián tiếp mang lại cho tăng trưởng kinh tế và các sắc thuế khác. Trong đó:

Các chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19; chính sách hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh:

Các chính sách ban hành trong năm 2021 nhưng tiếp tục ảnh hưởng đến thu NSNN năm 2022 như:

- Thực hiện Nghị quyết 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sửa đổi, bổ sung tiểu mục 2 mục I Biểu thuế bảo vệ môi trường (BVMT) quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/9/2018 của UBTVQH về Biểu thuế BVMT đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết 979/2020/UBTVQH14, áp dụng từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021, theo đó sẽ tác động trực tiếp làm giảm thu thuế BVMT tháng 01 năm 2022.

- Thực hiện Nghị định 44/2001/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2020 và năm 2021. Theo đó, sẽ tác động trực tiếp làm giảm số thu thuế TNDN năm 2022 đối với phần thuế TNDN tạm nộp quý 4 và bổ sung sau quyết toán thuế TNDN năm 2021 nộp vào NSNN năm 2022.

- Thực hiện Nghị định 52/202/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Theo đó, Cục Thuế tổng hợp đầy đủ số thuế TNDN quý 1, quý 2 năm 2021 của doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch được gia hạn nộp trong năm 2022.

- Thực hiện Quyết định 27/2001/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19. Theo đó, Cục Thuế lưu ý đánh giá tác động đến thu năm 2022 (đều có) đối với các trường hợp thuộc phạm vi điều chỉnh tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định 27/202/QĐ-TTg.

- Thực hiện Nghị định 92/2001/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19, bao gồm:

+ Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2021 đổi với trường hợp doanh nghiệp có doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019. Theo đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp làm giảm số thu thuế TNDN năm 2022 đối với phần thuế TNDN tạm nộp quý 4 và bổ sung sau quyết toán thuê TNDN năm 2021 nộp vào NSNN năm 2022.

+ Miễn thuế phải nộp đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý 3 và quý 4 năm 2021. Theo đó, Cục Thuế lưu ý đánh giá tác động đến thu năm 2022 đôi với các trường hợp được miễn thuế nêu trên nhưng đã nộp NSNN trong năm 2021, được cơ quan thuê xử lý bù trừ, xử lý hoàn nộp thừa (nếu có) trong năm 2022.

+ Giảm 30% mức thuế suất hoặc giảm 30% mức tỷ lệ (%) để tính thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hóa, dịch vụ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021, theo đó sẽ tác động trực tiếp làm giảm thu thuế giá trị gia tăng tháng 01 năm 2022.

- Thực hiện Nghị định 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 của Chính phủ quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được keo bị ô tô và các loại xe tương tự ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, theo đó đánh giá đầy đủ tác động trực tiếp đến số thu lệ phí trước bạ 5 tháng đầu năm 2020, nhưng đồng thời đánh giá tác động gián tiếp đến thu thuế từ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Như vậy, các chính sách ban hành trong năm 2021 những vẫn còn ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước năm 2022 như trên.

Ngân sách nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Thu ngân sách nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước? Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải căn cứ vào đâu?
Pháp luật
UBND xã chuẩn bị xây mới, sửa chữa một số hạng mục công trình có cần trình HĐND xã để bổ sung nghị quyết cho phép thực hiện hay không?
Pháp luật
Việc yêu cầu, duyệt và thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào trong Luật Ngân sách nhà nước?
Pháp luật
Yêu cầu, nội dung xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào? Nguyên tắc báo cáo quyết toán gồm những gì?
Pháp luật
Khoản kinh phí thực hiện cho việc mua sắm tài sản được xuất hóa đơn vào ngày nào? Thực hiện chi ngân sách nhà nước cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục đối với trường hợp nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nội dung công khai tài chính ngân sách ở xã gồm những gì và được thực hiện bằng các hình thức nào? Thời gian công khai trong bao lâu?
Pháp luật
Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới do ai quyết định và nhằm đảm bảo những gì? Bổ sung hỗ trợ ngân sách cấp dưới mục tiêu là gì?
Pháp luật
Khi cấp xã được cấp bổ sung ngân sách nhà nước trong năm thì Ủy ban nhân dân có phải trình Hội đồng nhân dân để bổ sung dự toán không?
Pháp luật
Ngân sách nhà nước là gì, gồm những khoản nào? Việc thu - chi ngân sách nhà nước cần có những điều kiện gì, phạm vi thực hiện ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân sách nhà nước
2,351 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân sách nhà nước Thu ngân sách nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân sách nhà nước Xem toàn bộ văn bản về Thu ngân sách nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào