Cơ chế rà soát và xác nhận của website thương mại điện tử đối với nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Cơ chế rà soát và xác nhận của website thương mại điện tử đối với nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử được quy định ra sao?
- Việc trả lời đề nghị giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử được quy định như thế nào?
Cơ chế rà soát và xác nhận của website thương mại điện tử đối với nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến phải đáp ứng những điều kiện nào?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về việc rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử, cụ thể:
Website thương mại điện tử phải có cơ chế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi và xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến để gửi đề nghị giao kết hợp đồng.
Cơ chế rà soát và xác nhận này phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Hiển thị cho khách hàng những thông tin sau:
- Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại;
- Phương thức và thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
- Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn.
Những thông tin này phải có khả năng lưu trữ, in ấn được trên hệ thống thông tin của khách hàng và hiển thị được về sau.
(ii) Hiển thị cho khách hàng những thông tin về cách thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng.
(iii) Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin nói trên được lựa chọn hủy giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giao kết hợp đồng.
Lưu ý: Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử bị cấm trong trong hoạt động thương mại điện tử là:
- Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;
- Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
- Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.
Cơ chế rà soát và xác nhận của website thương mại điện tử đối với nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến phải đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử:
Theo đó, nếu một website thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến áp dụng cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể được giới thiệu trên website đó, thì các thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản liên quan được coi là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, cụ thể:
Đối với một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bên nhận cụ thể thì chỉ là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng.
Thông báo đó chưa được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên thông báo chỉ rõ tại thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận.
Việc trả lời đề nghị giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử được quy định như thế nào?
Việc trả lời đề nghị giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử được quy định tại Điều 19 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, cụ thể:
- Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệ thống thông tin của khách hàng.
- Khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng, thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng phải cung cấp cho khách hàng những thông tin sau:
+ Danh sách toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ khách hàng đặt mua, số lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá trị hợp đồng;
+ Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
+ Thông tin liên hệ để khách hàng có thể hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng khi cần thiết.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì website thương mại điện tử được hiểu là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những tài liệu nào trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải là bản sao có chứng thực?
- Thông tin tài liệu liên quan đến lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được điều tra thu thập bao gồm những gì?
- Chi phí xây dựng được xác định bằng phương pháp nào? Tải về phương pháp xác định chi phí xây dựng theo Thông tư 11?
- Phạm vi thực hiện kiểm kê tài nguyên nước như thế nào? Kinh phí kiểm kê tài nguyên nước được bố trí từ nguồn nào?
- Kế toán trưởng cơ quan công đoàn là ai? Kế toán trưởng cơ quan công đoàn có được tham gia Ủy ban kiểm tra công đoàn?