Cơ chế ngắt mạch thị trường chứng khoán là gì? Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chỉ được quyền quyết định cơ chế ngắt mạch thị trường chứng khoán khi nào?
Cơ chế ngắt mạch thị trường chứng khoán là gì?
Theo quy định tại tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC thì cơ chế ngắt mạch thị trường chứng khoán được hiểu như sau:
Ngắt mạch thị trường (Circuit breaker) là cơ chế tạm dừng giao dịch tự động trong phiên giao dịch khi giá chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán biến động chạm các ngưỡng xác định trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Cơ chế ngắt mạch thị trường chứng khoán là gì? (Hình từ Internet)
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chỉ được quyền quyết định cơ chế ngắt mạch thị trường chứng khoán khi nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 120/2020/TT-BTC về ngắt mạch thị trường:
Theo đó, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quyết định cơ chế ngắt mạch thị trường sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Lưu ý: Căn cứ điều kiện thực tiễn của thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường hoặc cơ chế ngắt mạch thị trường kết hợp với biên độ dao động giá.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán 2019 thì:
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
- Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
- Tổ chức, vận hành thị trường giao dịch chứng khoán;
- Cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán trong trường hợp giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán;
- Chấp thuận, thay đổi, hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết;
- Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Cung cấp dịch vụ đấu giá, đấu thầu; dịch vụ về thông tin thị trường và thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch; dịch vụ phát triển hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán và các dịch vụ liên quan khác theo quy định tại Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;
- Kiểm tra, xử lý vi phạm đối với thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin liên quan đến thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch để phục vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có bắt buộc phải có cơ chế ngắt mạch thị trường chứng khoán không?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 120/2020/TT-BTC về tổ chức giao dịch chứng khoán:
Tổ chức giao dịch chứng khoán
1. Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận theo nguyên tắc sau:
a) Phương thức khớp lệnh tập trung trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải bảo đảm nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian;
b) Phương thức giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc các bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận, thống nhất các nội dung giao dịch.
2. Chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán không bao gồm các trường hợp chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức các phiên giao dịch mua bắt buộc (buy in) thông qua hệ thống giao dịch chứng khoán.
3. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế giao dịch chứng khoán bao gồm các nội dung cơ bản sau: phương thức giao dịch; thời gian giao dịch; cách xác định giá tham chiếu; biên độ dao động giá chứng khoán; cơ chế ngắt mạch thị trường (nếu có); các loại lệnh giao dịch; việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch; việc xác lập giao dịch và loại bỏ giao dịch chứng khoán; việc tạm ngừng giao dịch, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ giao dịch của một mã chứng khoán; việc công bố thông tin về kết quả giao dịch và các nội dung khác có liên quan.
Như vậy, quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không bắt buộc phải có nội dung về cơ chế ngắt mạch thị trường chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?