Cơ chế Bảo lưu quyền sở hữu được quy định như thế nào? Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng không?
- Bảo lưu quyền sở hữu là gì? Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng không?
- Cơ chế Bảo lưu quyền sở hữu được quy định như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản ra sao?
- Khi nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong thì bảo lưu quyền sở hữu cũng chấm dứt đúng không?
Bảo lưu quyền sở hữu là gì? Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng không?
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Đồng thời theo Điều 331 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo lưu quyền sở hữu như sau:
Bảo lưu quyền sở hữu
1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Như vậy, bảo lưu quyền sở hữu được hiểu là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
Cơ chế Bảo lưu quyền sở hữu được quy định như thế nào? Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng không? (hình từ internet)
Cơ chế Bảo lưu quyền sở hữu được quy định như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản ra sao?
Cơ chế Bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại Điều 332 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền đòi lại tài sản
Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo đó, trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Dẫn chiếu đến Điều 333 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản
1. Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định này thì bên mua tài sản có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
- Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Về chuyển giao quyền, nghĩa vụ về bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại Điều 42 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
Chuyển giao quyền, nghĩa vụ về bảo lưu quyền sở hữu
1. Bên bán chuyển giao quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền thì quyền bảo lưu quyền sở hữu cũng được chuyển cho bên nhận chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán tiền.
2. Bên mua mà bán hoặc chuyển giao khác về quyền đối với tài sản mua sau khi bảo lưu quyền sở hữu được đăng ký thì người mua lại, người nhận chuyển giao quyền đối với tài sản mua phải kế thừa nghĩa vụ về bảo lưu quyền sở hữu.
Theo đó, bên bán chuyển giao quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền thì quyền bảo lưu quyền sở hữu cũng được chuyển cho bên nhận chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán tiền.
Bên mua mà bán hoặc chuyển giao khác về quyền đối với tài sản mua sau khi bảo lưu quyền sở hữu được đăng ký thì người mua lại, người nhận chuyển giao quyền đối với tài sản mua phải kế thừa nghĩa vụ về bảo lưu quyền sở hữu.
Khi nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong thì bảo lưu quyền sở hữu cũng chấm dứt đúng không?
Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại Điều 334 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu
Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.
2. Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
3. Theo thỏa thuận của các bên.
Theo đó, bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.
- Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
- Theo thỏa thuận của các bên.
Như vậy, khi nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong thì bảo lưu quyền sở hữu cũng chấm dứt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?