Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được xác định thế nào?
- Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được xác định thế nào?
- Viên chức lãnh đạo, quản lý trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được bảo lưu hạng chức danh nghề nghiệp đến khi nào?
- Chức danh nghề nghiệp viên chức có bao nhiêu hạng?
Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được xác định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH quy định như về cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp sau:
Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
Việc xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Liên hệ tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc như sau:
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc
..
5. Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
...
3. Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Danh mục vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được thực hiện như sau:
- Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:
+ Danh mục vị trí việc làm;
+ Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;
+ Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.
Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được xác định thế nào? (Hình từ internet)
Viên chức lãnh đạo, quản lý trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được bảo lưu hạng chức danh nghề nghiệp đến khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
Đối với trường hợp viên chức hiện đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cao hơn so với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm được quy định tại Thông tư này thì được bảo lưu cho đến khi có hướng dẫn mới về chế độ tiền lương theo quy định.
Như vậy, theo quy định thì trong trường hợp viên chức lãnh đạo, quản lý làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội hiện đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cao hơn so với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm được quy định tại Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH thì được bảo lưu cho đến khi có hướng dẫn mới về chế độ tiền lương theo quy định.
Như vậy, theo như quy định nêu trên thì viên chức lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội hiện đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cao hơn so với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm thì được bảo lưu cho đến khi có hướng dẫn mới về chế độ tiền lương theo quy định.
Chức danh nghề nghiệp viên chức có bao nhiêu hạng?
Căn cứ theo quy định Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về chức danh nghề nghiệp viên chức cụ thể như sau:
Chức danh nghề nghiệp viên chức
1. Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các nội dung sau:
a) Tên của chức danh nghề nghiệp;
b) Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
c) Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Chức danh nghề nghiệp hạng III;
d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì hiện nay có 05 hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng gồm có như sau:
- Chức danh nghề nghiệp hạng 1;
- Chức danh nghề nghiệp hạng 2;
- Chức danh nghề nghiệp hạng 3;
- Chức danh nghề nghiệp hạng 4;
- Chức danh nghề nghiệp hạng 5.
Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 05/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?