Cơ cấu tổ chức Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng như thế nào? Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng sử dụng con dấu nào?
Quyết định 826/QĐ-TTg năm 2023 về thành lập Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11/07/2023.
Cơ cấu tổ chức Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 826/QĐ-TTg năm 2023 quy định:
Cơ cấu tổ chức Hội đồng điều phối vùng
1. Hội đồng điều phối vùng bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Thủ tướng Chính phủ;
- Phó Chủ tịch Thường trực: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Công Thương.
- Các Ủy viên:
+ Thứ trưởng và tương đương của các Bộ và cơ quan ngang Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Chính phủ;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình.
Như vậy, cơ cấu tổ chức Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Thủ tướng Chính phủ;
- Phó Chủ tịch Thường trực: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Công Thương.
- Các Ủy viên.
Cơ cấu tổ chức Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng như thế nào? Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng sử dụng con dấu nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng sử dụng con dấu nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quyết định 826/QĐ-TTg năm 2023 quy định:
Sử dụng con dấu
1. Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ trong các văn bản khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng.
2. Các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng điều phối vùng sử dụng con dấu của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ trong các văn bản khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 826/QĐ-TTg năm 2023 quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng
1. Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng bảo đảm thực hiện đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Điều phối các hoạt động lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện các Quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng đồng bằng Sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng Sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3. Nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, thúc đẩy liên kết vùng, tiểu vùng bảo đảm các quy định, cơ chế, chính sách liên kết vùng, tiểu vùng được thực hiện đồng bộ, nhất quán, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương.
4. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư; điều phối việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công để định hướng, dẫn dắt các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước (FDI, vốn doanh nghiệp, tư nhân), thúc đẩy đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (PPP), nhất là trong phát triển hạ tầng chiến lược, quan trọng của vùng.
5. Điều phối các hoạt động liên kết phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng.
6. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong vùng giải quyết những vấn đề liên tỉnh, thành phố không thuộc thẩm quyền của các địa phương trong vùng.
7. Phối hợp với các vùng khác trong việc hợp tác phát triển kinh tế - xã hội có tính chất liên kết giữa các vùng.
8. Điều phối các bộ, ngành trung ương có ý kiến về đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư xây dựng và bố trí nhà ở, các công trình văn hóa, phúc lợi tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp; giải quyết các tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội.
9. Điều phối các bộ, ngành trung ương trong việc phối hợp sử dụng lao động, hỗ trợ giới thiệu việc làm, hợp tác bố trí nguồn lao động và xử lý các vấn đề tranh chấp về lao động (nếu có).
10. Thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển Hiệp hội doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội liên minh, liên minh hợp tác xã của toàn vùng đồng bằng sông Hồng.
11. Quyết định sử dụng nguồn lực tài chính, nguồn lực khác được giao để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng vùng.
12. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng có 12 nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?