Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào? Biên chế của Vụ Pháp chế do ai quyết định?
- Vụ Pháp chế thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có vị trí và chức năng như thế nào?
- Vụ Pháp chế thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong công tác xây dựng pháp luật?
- Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào? Biên chế của Vụ Pháp chế do ai quyết định?
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có vị trí và chức năng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2239/QĐ-BTTTT năm 2017 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Pháp chế là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông và tổ chức thực hiện công tác pháp chế theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Vụ Pháp chế là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông và tổ chức thực hiện công tác pháp chế theo quy định của pháp luật.
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (Hình từ Internet)
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong công tác xây dựng pháp luật?
Tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 2239/QĐ-BTTTT năm 2017 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp chế như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Về công tác xây dựng pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm trình Bộ trưởng; tổ chức hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện chương trình sau khi được phê duyệt; tổng hợp đề nghị điều chỉnh, bổ sung chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và trình Bộ trưởng xem xét, quyết định;
b) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác pháp chế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông và các văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân công của Bộ trưởng;
c) Chủ trì thẩm định dự thảo Thông tư, Thông tư liên tịch do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chủ trì hoặc phối hợp soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành;
d) Thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng trước khi trình xin ý kiến của Lãnh đạo Bộ;
đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
e) Phối hợp với các đơn vị chủ trì trong việc thực hiện trình tự, thủ tục, hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định;
g) Tham gia phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước, thỏa thuận quốc tế liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
2. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:
...
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện tự kiểm tra, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông theo thẩm quyền.
4. Về công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển quy phạm pháp luật:
...
5. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
...
6. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật:
...
7. Về công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng:
...
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ tổ chức thực hiện cập nhật và kiểm tra kết quả cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc chủ trì soạn thảo trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ.
...
Theo đó, trong công tác xây dựng pháp luật, Vụ Pháp chế thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định cụ thể trên.
Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào? Biên chế của Vụ Pháp chế do ai quyết định?
Tại Điều 3 Quyết định 2239/QĐ-BTTTT năm 2017 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
Vụ Pháp chế có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và công chức chuyên môn trực tiếp giúp việc.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng điều hành các lĩnh vực công tác được phân công, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức chuyên môn trong Vụ do Vụ trưởng quy định.
2. Biên chế:
Biên chế của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế hành chính của Bộ được giao.
Như vậy, Vụ Pháp chế có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và công chức chuyên môn trực tiếp giúp việc.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng điều hành các lĩnh vực công tác được phân công, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức chuyên môn trong Vụ do Vụ trưởng quy định.
Biên chế của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định trong tổng số biên chế hành chính của Bộ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội trên Internet Tuần 1 như thế nào?
- Xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc nào? Hội đồng nhân dân quận có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ý nghĩa, hay, ngắn gọn năm 2024? Lời chúc Giáng sinh cho bạn bè?
- Thông tư 55/2024 thủ tục chứng nhận chất lượng của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tuần 1?