Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh được quy định như thế nào? Nhiệm vụ và chức năng của Thanh tra tỉnh là gì?
Thanh tra tỉnh là gì? Thanh tra tỉnh có chức năng gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Thanh tra 2022 về vị trí, chức năng Thanh tra tỉnh như sau:
Vị trí, chức năng của Thanh tra tỉnh
1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ
Như vậy, Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra tỉnh có các chức năng sau:
- Giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh;
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh được quy định như thế nào? Nhiệm vụ và chức năng của Thanh tra tỉnh là gì? (Hình từ Internet)
Thanh tra tỉnh bao gồm những ai?
Dựa vào nội dung được quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Tổ chức của Thanh tra tỉnh
1. Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
2. Tổ chức của Thanh tra tỉnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, Thanh tra tỉnh bao gồm:
- Chánh Thanh tra,
- Phó Chánh Thanh tra;
- Thanh tra viên
- Công chức.
Nhiệm vụ, chức năng của Thanh tra tỉnh ra sao?
Căn cứ theo quy định thuộc Điều 23 Luật Thanh tra 2022, Thanh tra tỉnh có các nhiệm vụ, chức năng sau:
- Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là kế hoạch thanh tra của tỉnh), hướng dẫn Thanh tra sở, Thanh tra huyện xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Thanh tra việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
+ Thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra;
+ Thanh tra vụ việc khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
+ Thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra huyện nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra tỉnh, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết;
+ Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức thanh tra của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thanh tra tỉnh sẽ có những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
Luật Thanh tra 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THCS mới nhất? Tải về mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 trường THCS ở đâu?