Cơ cấu tổ chức của Hội Kiều học Việt Nam gồm những cơ quan nào? Hội có được quyền gây quỹ không?
Cơ cấu tổ chức của Hội Kiều học Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Theo khoản 2 Điều 11 Điều lệ Hội Kiều học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 46/QĐ-BNV năm 2012 về cơ cấu tổ chức của Hội như sau:
Nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức của Hội
1. Hội Kiều học Việt Nam là tổ chức tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, thảo luận để đi đến nhất trí, khi biểu quyết thì thiểu số phục tùng đa số. Mọi ý kiến và kiến nghị của hội viên đều được Hội tôn trọng xem xét và giải quyết thích hợp trên cơ sở tôn trọng Điều lệ Hội và pháp luật của Nhà nước.
2. Cơ cấu tổ chức của Hội gồm có:
a) Đại hội toàn thể hội viên;
b) Ban Chấp hành Hội;
c) Ban Thường vụ Hội;
d) Ban Kiểm tra Hội;
đ) Văn phòng và các ban chuyên môn của Hội.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Hội Kiều học Việt Nam gồm những cơ quan sau:
+ Đại hội toàn thể hội viên.
+ Ban Chấp hành Hội.
+ Ban Thường vụ Hội.
+ Ban Kiểm tra Hội.
+ Văn phòng và các ban chuyên môn của Hội.
Hội Kiều học Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Kiều học Việt Nam có được quyền gây quỹ không?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Hội Kiều học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 46/QĐ-BNV năm 2012 về quyền của Hội như sau:
Quyền của Hội
1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tuyên truyền mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội.
...
11. Được gây quỹ Hội dựa trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
...
13. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Theo quy định trên, Hội Kiều học Việt Nam được quyền gây quỹ Hội dựa trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
Nhiệm vụ của Hội Kiều học Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Hội Kiều học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 46/QĐ-BNV năm 2012 về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Tuyên truyền vận động, tập hợp hội viên tham gia vào các lĩnh vực tìm hiểu, nghiên cứu Truyện Kiều. Truyền bá thông tin về những thành tự nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều của các nhà nghiên cứu từ trước đến nay ở trong và ngoài nước, nhằm nâng cao trình độ cảm thụ cái hay, cái đẹp của Truyện Kiều trong quảng đại quần chúng đặc biệt trong giới trẻ hiện nay. Tuyên truyền quảng bá tác phẩm Truyện Kiều thông qua các hoạt động tập thể của cộng đồng xã hội, ưu tiên đến đối tượng thanh, thiếu niên, nhằm giúp thế hệ trẻ và cảm thụ tác phẩm Truyện Kiều. Qua đó những tin hoa và giá trị quý báu của Truyện Kiều sẽ được lưu truyền rộng rãi trong nước và bạn bè quốc tế.
2. Thực hiện công tác nghiên cứu, dịch vụ, hợp tác quốc tế, cung cấp thông tin, tư vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo về lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, hội thảo nhằm nâng cao trình độ cảm thụ tác phẩm Truyện Kiều cho hội viên và cộng đồng xã hội.
4. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hội theo đề nghị của các tổ chức và cá nhân; làm cầu nối giữa các hội viên, thành viên của Hội với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến phạm vi và lĩnh vực hoạt động của Hội trong khuôn khổ pháp luật quy định.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu Truyện Kiều và mọi hoạt động phục vụ cho việc phát triển nghiên cứu Truyện Kiều theo quy định của pháp luật.
6. Nghiên cứu, chuyển thể Truyện Kiều sang các loại hình nghệ thuật khác như: Sân khấu, điện ảnh, ca kịch … nhằm tái hiện sinh động Truyện Kiều trong cộng đồng xã hội để giữ gìn và tôn vinh di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời có tác dụng quảng bá Truyện Kiều rộng rãi trên toàn thế giới.
7. Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong các hoạt động của Hội.
8. Hỗ trợ hội viên về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội.
9. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
10. Thiết lập quan hệ với các hội cùng lĩnh vực của nghiên cứu văn học - nghệ thuật trong và ngoài nước để Hội ngày càng phát triển và vững mạnh.
Như vậy, Hội Kiều học Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?