Cơ cấu tổ chức của Ban thư ký Quốc hội như thế nào? Phó Tổng thư ký Quốc hội có được thay mặt Tổng thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Quốc hội không?

Ai là người thực hiện các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội? Cơ cấu tổ chức của Ban thư ký Quốc hội như thế nào? Phó Tổng thư ký Quốc hội có được thay mặt Tổng thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Quốc hội không? - Câu hỏi của anh Minh Dũng đến từ Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Ai là người thực hiện các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội?

Người thực hiện các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội được quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 32/2023/UBTVQH15 (Có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký
...
4. Tham mưu, giúp Tổng Thư ký Quốc hội và trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội.
...

Như vậy, Ban Thư ký tham mưu, giúp Tổng Thư ký Quốc hội và trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội.

Trước đây, căn cứ vào Điều 1 Nghị quyết 1093/2015/UBTVQH13 (Hết hiệu lực từ ngày 15/04/2023) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thư ký do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thư ký
1. Tham mưu, giúp việc cho Tổng thư ký Quốc hội về các vấn đề liên quan đến dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Tham mưu, giúp việc cho Tổng thư ký Quốc hội trong việc xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
3. Tham mưu, giúp việc cho Tổng thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong việc tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
4. Tham mưu cho Tổng thư ký Quốc hội và trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Tổng thư ký Quốc hội giao.

Như vậy, Ban Thư ký Quốc hội thực hiện tham mưu cho Tổng thư ký Quốc hội và trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Ai là người thực hiện các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội?

Ai là người thực hiện các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội?

(Hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức của Ban thư ký Quốc hội như thế nào?

Cơ cấu tổ chức của Ban thư ký Quốc hội được quy định tại Điều 2 Nghị quyết 32/2023/UBTVQH15 (Có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) như sau:

Cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký
1. Thành viên Ban Thư ký gồm:
a) Một Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực đồng thời là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
b) Một Phó Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
c) Một Ủy viên Thường trực Ban Thư ký đồng thời là Vụ trưởng Vụ Thư ký của Văn phòng Quốc hội;
d) Các Ủy viên Ban Thư ký gồm 01 Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và những người giữ chức vụ sau đây của Văn phòng Quốc hội:
(1) Vụ trưởng Vụ Dân tộc;
(2) Vụ trưởng Vụ Pháp luật;
(3) Vụ trưởng Vụ Tư pháp;
(4) Vụ trưởng Vụ Kinh tế;
(5) Vụ trưởng Vụ Tài chính, Ngân sách;
(6) Vụ trưởng Vụ Quốc phòng và An ninh;
(7) Vụ trưởng Vụ Văn hóa, Giáo dục;
(8) Vụ trưởng Vụ Xã hội;
(9) Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
(10) Vụ trưởng Vụ Đối ngoại;
(11) Vụ trưởng Vụ Dân nguyện;
(12) Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu;
(13) Vụ trưởng Vụ Tổng hợp;
(14) Vụ trưởng Vụ Phục vụ hoạt động giám sát;
(15) Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ;
(16) Vụ trưởng Vụ Hành chính;
(17) Vụ trưởng Vụ Thông tin;
(18) Vụ trưởng Vụ Tin học;
(19) Vụ trưởng Vụ Lễ tân và Hợp tác quốc tế;
(20) Giám đốc Thư viện Quốc hội.
2. Vụ Thư ký thuộc Văn phòng Quốc hội là bộ phận thường trực của Ban Thư ký.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ban Thư ký, Ủy viên Ban Thư ký theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội.
4. Trường hợp người đứng đầu vụ, đơn vị thuộc cơ cấu Ủy viên Thường trực Ban Thư ký, Ủy viên Ban Thư ký chưa được bổ nhiệm thì Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phân công người phụ trách vụ, đơn vị đó thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên Thường trực Ban Thư ký, Ủy viên Ban Thư ký cho đến khi người đứng đầu vụ, đơn vị đó được bổ nhiệm.

Trước đây, căn cứ vào Điều 2 Nghị quyết 1093/2015/UBTVQH13 (Hết hiệu lực từ ngày 15/04/2023) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về cơ cấu tổ chức của Ban thư ký Quốc hội như sau:

Cơ cấu tổ chức của Ban thư ký
1. Ban thư ký có hai Phó Tổng thư ký Quốc hội và các Ủy viên Ban thư ký.
2. Một Phó Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, một Phó Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội.
3. Các Ủy viên Ban thư ký hoạt động kiêm nhiệm, là người đứng đầu một số vụ, đơn vị sau đây của Văn phòng Quốc hội:
a) Vụ trưởng Vụ dân tộc;
b) Vụ trưởng Vụ pháp luật;
c) Vụ trưởng Vụ tư pháp;
d) Vụ trưởng Vụ kinh tế;
đ) Vụ trưởng Vụ tài chính, ngân sách;
e) Vụ trưởng Vụ quốc phòng và an ninh;
g) Vụ trưởng Vụ văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
h) Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội;
i) Vụ trưởng Vụ khoa học, công nghệ và môi trường;
k) Vụ trưởng Vụ đối ngoại;
l) Vụ trưởng Vụ tổng hợp;
m) Vụ trưởng Vụ phục vụ hoạt động giám sát;
n) Vụ trưởng Vụ thông tin;
o) Giám đốc Thư viện Quốc hội;
p) Giám đốc Trung tâm tin học.
4. Danh sách cụ thể Ủy viên Ban thư ký do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội.

Cơ cấu tổ chức của Ban thư ký Quốc hội như sau:

- Ban thư ký có hai Phó Tổng thư ký Quốc hội và các Ủy viên Ban thư ký.

- Một Phó Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, một Phó Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội.

- Các Ủy viên Ban thư ký hoạt động kiêm nhiệm, là người đứng đầu một số vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội.

Phó Tổng thư ký Quốc hội có được thay mặt Tổng thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Quốc hội không?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị quyết 1093/2015/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Tổng thư ký Quốc hội như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Tổng thư ký Quốc hội
1. Giúp Tổng thư ký Quốc hội phụ trách các mảng công việc của Ban thư ký theo phân công của Tổng thư ký Quốc hội.
2. Khi Tổng thư ký Quốc hội vắng mặt thì một Phó Tổng thư ký Quốc hội được Tổng thư ký Quốc hội ủy nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 4 của Nghị quyết này và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Tổng thư ký Quốc hội.

Như vậy, khi Tổng thư ký Quốc hội vắng mặt thì một Phó Tổng thư ký Quốc hội được Tổng thư ký Quốc hội ủy nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Thư ký Quốc hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Ban thư ký Quốc hội như thế nào? Phó Tổng thư ký Quốc hội có được thay mặt Tổng thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Quốc hội không?
Pháp luật
Ủy viên Ban Thư ký Quốc hội chịu trách nhiệm trước Tổng Thư ký Quốc hội về việc gì theo quy định?
Pháp luật
Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực có được kiêm nhiệm chức danh khác không và chịu trách nhiệm trước ai?
Pháp luật
Thành viên Ban Thư ký Quốc hội bao gồm những ai? Ban Thư ký Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thư ký Quốc hội
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
981 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thư ký Quốc hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào