Cơ cấu của Tổ tư vấn tâm lý học đường bao gồm những ai? Cha mẹ học sinh có được tham gia vào Tổ tư vấn này hay không?
Cơ cấu của Tổ tư vấn tâm lý học đường bao gồm những ai? Cha mẹ học sinh có được tham gia vào Tổ tư vấn này hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
...
2. Thông tư này áp dụng đối với người học, cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ tư vấn tâm lý, nhân viên cơ sở giáo dục phổ thông cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp có dạy chương trình bổ túc trung học cơ sở, trung học phổ thông (gọi chung là trường phổ thông) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
...
Và theo Điều 8 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT quy định:
Tổ chức, cán bộ
1. Nhà trường có Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh. Thành phần Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh gồm: Đại diện lãnh đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội.
2. Cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn cho học sinh phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý (có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành). Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý được hưởng định mức giảm tiết dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó cơ cấu của Tổ tư vấn tâm lý học đường sẽ bao gồm: Đại diện lãnh đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội.
Ngoài ra, đại diện cha mẹ học sinh có thể tham gia vào Tổ tư vấn tâm lý học đường này.
Tổ tư vấn tâm lý học đường (Hình từ Internet)
Xây dựng Tổ tư vấn tâm lý học đường cho học sinh thì ai có thẩm quyền thành lập và quản lý?
Tại Điều 10 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường
1. Thành lập Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh của nhà trường; quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.
2. Tổ chức khảo sát, xây dựng dữ liệu tâm lý ban đầu đối với học sinh đầu cấp học; phân loại, theo dõi, cập nhật thường xuyên đặc điểm, diễn biến tâm lý của học sinh.
3. Sơ kết, tổng kết, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo định kỳ từng năm học.
Như vậy, trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh nhà trường (các cấp học) thì Hiệu trưởng nhà trường có thể quyết định thành lập và quản lý đối với Tổ tư vấn tâm lý học đường.
Kinh phí thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường được lấy từ nguồn nào?
Theo Điều 9 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT quy định thì:
Cơ sở vật chất, kinh phí
1. Nhà trường bố trí phòng tư vấn tâm lý riêng (đối với trường tiểu học có thể bố trí phòng hoặc góc tư vấn tùy theo quy mô và điều kiện nhà trường) đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, dễ tiếp cận và phù hợp để tổ chức hoạt động tư vấn; trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu cần thiết để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tư vấn.
2. Kinh phí thực hiện công tác tư vấn tâm lý được lấy từ:
a) Nguồn chi thường xuyên của nhà trường;
b) Các khoản tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
3. Kinh phí chi cho công tác tư vấn tâm lý được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kinh phí thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh được lấy từ:
- Nguồn chi thường xuyên của nhà trường;
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu năng lực tài chính của nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng? Cách viết mẫu năng lực tài chính của nhà đầu tư?
- Mẫu Bản cam kết đảm bảo an toàn cho nhà ở liền kề và xung quanh khi xây dựng? Nhà thầu thi công xây dựng có quyền và nghĩa vụ nào?
- Mẫu Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng nhà ở, nhà chung cư mới nhất? Cách viết đơn khởi kiện đúng luật?
- Mẫu Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu trường đại học? Điều kiện cho phép hoạt động đào tạo?
- Mẫu giấy ủy quyền thực hiện các công việc trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?