Có cấm chăn nuôi lợn trong thành phố không? Chăn nuôi lợn trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố thì bị xử lý thế nào?
Nguyên tắc hoạt động chăn nuôi lợn được quy định thế nào?
Theo Điều 3 Luật Chăn nuôi 2018 quy định nguyên tắc hoạt động chăn nuôi như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc hoạt động chăn nuôi
1. Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý nguồn gen giống vật nuôi bản địa, nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; tiếp thu nhanh tiến bộ di truyền giống của thế giới; kết hợp chăn nuôi hiện đại với chăn nuôi truyền thống; phát triển chăn nuôi phù hợp với vùng sinh thái.
4. Xã hội hóa hoạt động chăn nuôi; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân trong phát triển chăn nuôi; bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trong chăn nuôi.
5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."
Theo đó, hoạt động chăn nuôi lợn bao gồm các nguyên tắc nêu trên.
Tải về mẫu biên bản đánh giá điều kiện chăn nuôi mới nhất 2023: Tại Đây
Có cấm chăn nuôi lợn trong thành phố không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
"Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường."
Theo khoản 1 Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi, cụ thể như sau:
"Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi
1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
11. Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
13. Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
14. Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp."
Như vậy, bạn cần làm rõ hàng xóm của bạn có đang chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi hay không. Tùy mỗi thành phố sẽ có quy định về khu vực không được phép chăn nuôi.
Trường hợp, hàng xóm bạn chăn nuôi đúng chỗ, nhưng không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường thì bạn có thể phản án với họ hoặc chính quyền địa phương để được hỗ trợ giải quyết.
Chăn nuôi lợn (Hình từ Internet)
Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi lợn của thành phố thì bị xử lý thế nào?
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 24 Nghị định 14/2021/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ như sau:
"Điều 24. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này."
Theo đó, chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo điểm b khoản 3 Điều 24 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?