Có các loại dịch vụ viễn thông công ích phổ cập nào? Doanh nghiệp nào được hưởng mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích?
Có các loại dịch vụ viễn thông công ích phổ cập nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 08/2016/TT-BTTTT (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2020/TT-BTTTT) quy định:
Dịch vụ viễn thông công ích
1. Dịch vụ viễn thông công ích bắt buộc bao gồm:
a) Dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp (dịch vụ gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp, bao gồm số dịch vụ gọi Công an 113, số dịch vụ gọi Cứu hỏa 114, số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế 115);
b) Dịch vụ viễn thông công ích di động hàng hải phục vụ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển qua hệ thống đài thông tin duyên hải;
c) Dịch vụ viễn thông công ích vệ tinh phục vụ hoạt động chỉ đạo, Điều hành phòng, chống thiên tai.
2. Dịch vụ viễn thông công ích phổ cập bao gồm:
a) Dịch vụ viễn thông công ích trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định (dịch vụ gọi đến số trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại mạng viễn thông cố định mặt đất 116);
b) Dịch vụ viễn thông công ích điện thoại cố định mặt đất trả sau;
c) Dịch vụ viễn thông công ích thông tin di động mặt đất trả sau;
d) Dịch vụ viễn thông công ích di động hàng hải cho tàu, thuyền đánh bắt hải sản trên biển qua hệ thống đài thông tin duyên hải;
đ) Dịch vụ viễn thông công ích truy nhập Internet băng rộng cố định trả sau;
e) Dịch vụ viễn thông công ích kênh thuê riêng cố định mặt đất;
g) Dịch vụ viễn thông công ích truyền dẫn tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh VINASAT;
h) Dịch vụ viễn thông công ích thuê kênh truyền dẫn cáp quang trên cơ sở hạ tầng cáp quang của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
i) Dịch vụ viễn thông công ích thuê truyền dẫn vi ba số để cung cấp dịch vụ băng rộng cho các huyện đảo;
k) Dịch vụ viễn thông công ích thuê kênh truyền dẫn vệ tinh để cung cấp dịch vụ băng rộng cho các huyện đảo.
Theo đó thì dịch vụ viễn thông công ích phổ cập bao gồm:
(1) Dịch vụ viễn thông công ích trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định (dịch vụ gọi đến số trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại mạng viễn thông cố định mặt đất 116);
(2) Dịch vụ viễn thông công ích điện thoại cố định mặt đất trả sau;
(3) Dịch vụ viễn thông công ích thông tin di động mặt đất trả sau;
(4) Dịch vụ viễn thông công ích di động hàng hải cho tàu, thuyền đánh bắt hải sản trên biển qua hệ thống đài thông tin duyên hải;
(5) Dịch vụ viễn thông công ích truy nhập Internet băng rộng cố định trả sau;
(6) Dịch vụ viễn thông công ích kênh thuê riêng cố định mặt đất;
(7) Dịch vụ viễn thông công ích truyền dẫn tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh VINASAT;
(8) Dịch vụ viễn thông công ích thuê kênh truyền dẫn cáp quang trên cơ sở hạ tầng cáp quang của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Có các loại dịch vụ viễn thông công ích phổ cập nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nào được hưởng mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích?
Doanh nghiệp được hưởng mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viên thông công ích được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 08/2016/TT-BTTTT (Được bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 1 Thông tư 14/2020/TT-BTTTT) cụ thể gồm có:
(1) Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cho các đối tượng thụ hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích.
(2) Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truy nhập Internet công cộng thuộc phạm vi Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 theo Quyết định 1168/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ;
(3) Doanh nghiệp viễn thông thuê sợi cáp quang của đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam để kết nối từ đất liền tới trung tâm hành chính của các huyện đảo;
(4) Doanh nghiệp viễn thông thuê kênh truyền dẫn vệ tinh để cung cấp dịch vụ băng rộng cho các huyện đảo;
(5) Doanh nghiệp viễn thông thuê truyền dẫn vi ba số để cung cấp dịch vụ băng rộng cho các huyện đảo.
Kế hoạch và Dự toán kinh phí hàng năm cho việc hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của doanh nghiệp được lập thế nào?
Tại Điều 12 Thông tư 08/2016/TT-BTTTT có quy định như sau:
Lập Kế hoạch và Dự toán kinh phí hàng năm
1. Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, căn cứ hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, danh sách đối tượng thụ hưởng đã được xác nhận và tình hình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích năm thực hiện, doanh nghiệp lập Kế hoạch và Dự toán kinh phí gửi Ban Quản lý Chương trình theo các Phụ biểu tại Mẫu 03/DV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trước ngày 31 tháng 10 hàng năm, Ban Quản lý Chương trình trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch và Dự toán kinh phí của các doanh nghiệp.
3. Đối với năm 2016, doanh nghiệp lập Kế hoạch và Dự toán kinh phí sau thời Điểm Thông tư này được ban hành.
Như vậy trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, căn cứ hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, danh sách đối tượng thụ hưởng đã được xác nhận và tình hình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích năm thực hiện, doanh nghiệp lập Kế hoạch và Dự toán kinh phí gửi Ban Quản lý Chương trình.
Trước ngày 31 tháng 10 hàng năm, Ban Quản lý Chương trình trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch và Dự toán kinh phí của các doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?