Có các hình thức kỷ luật nào đối với công chức cấp trung ương? Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức cấp trung ương là bao lâu?
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức cấp trung ương là gì?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 20/09/2023) như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
2. Xác định thời điểm có hành vi vi phạm:
a) Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt.
b) Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện.
c) Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
...
Theo quy định trên, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức cấp trung ương là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức cấp trung ương như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
2. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo Điều 53 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
...
Dẫn chiếu đến Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
...
Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức cấp trung ương là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì công chức cấp trung ương có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật công chức cấp trung ương được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức cấp trung ương là bao lâu?
(Hình từ Internet)
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức cấp trung ương là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 3, khoản 4 Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 20/09/2023) quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
4. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
...
Theo quy định trên, trừ trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức cấp trung ương được xác định như sau:
+ 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
+ 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp nêu trên.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP và Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì:
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức cấp trung ương là:
- 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
- 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Hành vi vi phạm nào không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức cấp trung ương?
Căn cứ vào Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
Như vậy, các hành vi vi phạm không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức cấp trung ương là:
- Công chức cấp trung ương là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
- Công chức cấp trung ương có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
- Công chức cấp trung ương có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Công chức cấp trung ương sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
Có các hình thức kỷ luật nào đối với công chức cấp trung ương?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với công chức cấp trung ương như sau:
- Áp dụng đối với công chức cấp trung ương không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm:
+ Khiển trách.
+ Cảnh cáo.
+ Hạ bậc lương.
+ Buộc thôi việc.
- Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
+ Khiển trách.
+ Cảnh cáo.
+ Giáng chức.
+ Cách chức.
+ Buộc thôi việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tà dâm là gì? Dâm ô là gì? Mức phạt cao nhất cho hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là bao năm tù giam?
- Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?
- Giết người là gì? Giết 11 người đi tù mấy năm? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người?
- Hợp đồng bảo đảm bị đơn phương chấm dứt thực hiện có làm chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm hay không?
- Hàng hóa không đến cửa khẩu nhập sẽ phải hủy tờ khai hải quan? Người khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có những quyền gì?