Có các chi phí nào trong việc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính? Thời hạn quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là bao lâu?
Chi phí trong việc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính gồm các chi phí nào?
Tại Điều 7 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định về chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
Chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Chi phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính gồm:
a) Chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật;
b) Chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị;
c) Chi phí giám định và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về chi phí tô tụng.
3. Trách nhiệm chi trả chi phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
a) Chi phí quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này nếu người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên tự yêu cầu thì họ tự chi trả, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Chi phí quy định tại khoản 1 Điều này do Tòa án yêu cầu thì Tòa án chi trả, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Chi phí quy định tại điểm b khoản 1 Điều này cho trợ giúp viên pháp lý, luật sư do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
4. Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về án phí và lệ phí Tòa án.
Như vậy, chi phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính gồm:
- Chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật;
- Chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị;
- Chi phí giám định và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Có các chi phí nào trong việc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính? Thời hạn quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là bao lâu?
Tại Điều 8 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị), Tòa án phải ra một trong các quyết định quy định tại điểm k khoản 3 Điều 21 của Pháp lệnh này; đối với vụ việc cần có thời gian kiểm tra, đánh giá, tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc các vụ việc phức tạp khác thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Như vậy, thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là 15 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Quy định về phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như thế nào?
Tại Điều 10 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định về phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh này, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đối với việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Thẩm phán được phân công phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.
2. Thẩm phán được phân công phải từ chối xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này.
3. Trường hợp Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp phải từ chối xem xét, quyết định thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Như vậy, việc phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ được phân công dựa theo quy định như trên.
Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?