Có bị xử phạt vi phạm về hóa chất khi không sử dụng mẫu phiếu kiểm soát chất độc theo quy định không?
Đối tượng nào bị xử phạt về hóa chất?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 71/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định về đối tượng bị xử phạt về hóa chất như sau:
- Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây viết tắt là cá nhân, tổ chức) thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
- Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, bao gồm:
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã, gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật đầu tư, gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
+ Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
+ Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Có bị xử phạt vi phạm về hóa chất khi không sử dụng mẫu phiếu kiểm soát chất độc theo quy định không?
Sai phạm về hóa chất sẽ bị xử phạt theo hình thức nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt như sau:
"Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3, hóa chất DOC, DOC-PSF; Giấy phép, Giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
b) Đình chỉ có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động hóa chất; hoạt động sản xuất, mua bán, nhập khẩu, khảo nghiệm hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; hoạt động cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm; hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp."
Có bị xử phạt vi phạm về hóa chất khi không sử dụng mẫu phiếu kiểm soát chất độc theo quy định không?
Đối với phiếu kiểm soát thì hiện quy định xử phạt áp dụng theo Điều 21 Nghị định 71/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 21. Vi phạm quy định về Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc không có xác nhận của bên mua hoặc bên bán;
b) Không có đầy đủ các thông tin theo quy định đối với mỗi Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc: Tên hóa chất, số lượng hóa chất, mục đích sử dụng; tên, chữ ký của người mua hoặc người bán; địa chỉ, số Giấy chứng minh nhân dân của người đại diện bên mua hoặc bên bán; ngày giao hàng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ mỗi Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc theo quy định đối với hóa chất độc.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua bán hóa chất độc không có Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc."
Lưu ý: Trên đây là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân thực hiện. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định này).
Theo đó, không có quy định xử phạt cụ thể hành vi sử dụng phiếu kiểm soát không đúng mẫu. Tuy nhiên, việc quy định của pháp luật đã ban hành mẫu cụ thể, nếu đơn vị xây dựng mẫu khác đi (dù có đủ các nội dung như mẫu) thì theo quan điểm của người viết thì hành vi này vẫn có cơ sở để cơ quan quản lý xem như là không có phiếu kiểm soát và xử phạt hành vi liên quan.
Như vậy, công ty bạn cần lưu ý khi sử dụng phiếu kiểm soát chất độc của công ty tự thiết kế và không theo mẫu như quy định tại Phụ lục IV Thông tư 32/2017/TT-BCT, mặc dù chưa có quy định về việc này nhưng cơ quan quản lý cũng có thể bị xem là không có phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc và sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?