Có bị xem là phá rừng trái pháp luật đối với hành vi dùng xe đào đất ngăn suối chảy qua rừng hay không?

Tôi có mảnh đất rừng sản xuất 450 m2. Vì có dòng suối chảy giữa mảnh rừng gây khó khăn cho việc đi lại và khai thác nên tôi đã thuê xe múc để múc đất lấp con suối đó lại. Khi xe múc đang tiến hành múc đất thì bị chủ tịch huyện yêu cầu dừng lại và xử phạt vì bảo đây là hành vi phá rừng trái pháp luật. Tôi không chấp nhận vì cho rằng đây là đất của tôi thì tôi có quyền được san lấp. Vậy cho tôi hỏi, hành vi này của tôi có bị coi là phá rừng trái pháp luật không? Chủ tịch huyện có quyền xử phạt đối với hành vi phá rừng trái pháp luật hay không? Câu hỏi của anh Tân từ Bình Phước.

Có được dùng xe đào đất ngăn suối chảy qua rừng hay không?

Căn cứ Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp
...
5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
...

Theo đó, con suối chính là dòng chảy tự nhiên, cung cấp nước trong rừng. Do đó, việc bạn dùng xe đào đất để ngăn con suối lại chính là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp.

Có bị xem là phá rừng trái pháp luật đối với hành vi dùng xe múc đào đất ngăn suối chảy qua rừng hay không?

Dùng xe đào đất ngăn suối chảy qua rừng có bị xem là hành vi phá rừng trái pháp luật không? (Hình từ Internet)

Hành vi dùng xe đào đất ngăn suối chảy qua rừng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về việc phá rừng trái pháp luật như sau:

Phá rừng trái pháp luật
Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2;
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.

Đồng thời căn cứ khoản 12 Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm c khoản 11 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định về việc phá rừng trái pháp luật như sau:

Phá rừng trái pháp luật
...
12. Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ hoặc sử dụng theo quy định của pháp luật, nếu không tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy chế quản lý rừng để xảy ra phá rừng trái pháp luật thì xử phạt như quy định tại điểm b khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 hoặc điểm b khoản 3 hoặc điểm b khoản 4 hoặc điểm b khoản 5 hoặc điểm b khoản 6 hoặc điểm b khoản 7 hoặc điểm b khoản 8 hoặc điểm b khoản 9 hoặc điểm b khoản 10 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên, hành vi dùng xe đào đất ngăn suối chảy qua rừng của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Ngoài ra hình phạt bổ sung đối với hành vi này đó là tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm.

Bên cạnh đó, còn có các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

(1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

(2) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

(3) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

(4) Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm.

Đối với hành vi đào đất ngăn suối thì Chủ tịch huyện có quyền xử phạt hay không?

Căn cứ Điều 34 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Những người có thẩm quyền của Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...

Đồng thời căn cứ Điều 27 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 18 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
...

Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền xử phạt về hành vi đào đất ngăn suối (phá rừng trái pháp luật) của bạn.

Phá rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người phá rừng có bị đi tù không?
Pháp luật
Chặt phá rừng trái pháp luật nhưng không xác định được đối tượng vi phạm thì phải làm gì theo quy định?
Pháp luật
Chặt phá rừng để trồng cây lâm sản thì bị xử lý như thế nào? Chặt phá rừng trái phép có bị đi tù không?
Pháp luật
Có bị xem là phá rừng trái pháp luật đối với hành vi dùng xe đào đất ngăn suối chảy qua rừng hay không?
Pháp luật
Chặt phá rừng sản xuất bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? Cá nhân đó có thể bị xử phạt tù hay không?
Pháp luật
Người dân có được sở hữu rừng không? Trường hợp tổ chức đốt phá rừng khai hoang ruộng bậc thang để trồng lúa nước thì sẽ bị xử lý ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phá rừng
1,882 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phá rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phá rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào