Có bị miễn nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ hay không?
- Có bị miễn nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ hay không?
- Quy trình xem xét miễn nhiệm viên chức thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan viên chức đang công tác bao gồm những bước nào?
- Viên chức sau khi miễn nhiệm thì có được bố trí công tác phù hợp với trình độ năng lực không?
Có bị miễn nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ hay không?
Căn cứ Điều 33 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 quy định về căn cứ xem xét cho công chức, viên chức lãnh đạo miễn nhiệm, từ chức như sau:
Căn cứ xem xét cho công chức, viên chức lãnh đạo miễn nhiệm, từ chức
1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức, viên chức lãnh đạo căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
- Công chức, viên chức bị kỷ luật, công chức, viên chức vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp: bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế; bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức cách chức hoặc bãi nhiệm.
- Công chức, viên chức không đủ năng lực, uy tín để làm việc thuộc một trong các trường hợp: trong 2 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ không hoàn thành nhiệm vụ được giao; trong một nhiệm kỳ hoặc hai nhiệm kỳ giữ chức vụ liên tiếp, bị hai lần xử lý kỷ luật liên quan đến chức trách được giao; để đơn vị mất đoàn kết hoặc làm đơn vị mất đoàn kết theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền; bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm tư cách đạo đức của người công chức, viên chức; bị cơ quan kiểm tra, thanh tra có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định về những việc đảng viên, công chức, viên chức, công chức không được làm.
...
Như vậy, nếu viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính trong 2 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể bị xem xét miễn nhiệm.
Có bị miễn nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ hay không? (Hình từ Internet)
Quy trình xem xét miễn nhiệm viên chức thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan viên chức đang công tác bao gồm những bước nào?
Căn cứ Điều 34 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 quy định về quy trình xem xét miễn nhiệm viên chức như sau:
Quy trình xem xét miễn nhiệm
1. Đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi công chức, viên chức đang công tác
Bước 1: Người đứng đầu tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan tham mưu nơi công chức, viên chức đang công tác căn cứ quy định để đề xuất việc miễn nhiệm.
Bước 2: Người đứng đầu tập thể lãnh đạo chỉ đạo cơ quan tham mưu và các đơn vị có liên quan thẩm định việc miễn nhiệm công chức, viên chức, đồng thời xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đảng.
Bước 3: Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của công chức, viên chức về việc miễn nhiệm;
Bước 4: Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền.
Bước 5: Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
...
Như vậy, quy trình xem xét miễn nhiệm viên chức thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan viên chức đang công tác bao gồm những bước sau:
Bước 1: Người đứng đầu tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan tham mưu nơi công chức, viên chức đang công tác căn cứ quy định để đề xuất việc miễn nhiệm.
Bước 2: Người đứng đầu tập thể lãnh đạo chỉ đạo cơ quan tham mưu và các đơn vị có liên quan thẩm định việc miễn nhiệm công chức, viên chức, đồng thời xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đảng.
Bước 3: Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của công chức, viên chức về việc miễn nhiệm;
Bước 4: Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền.
Bước 5: Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Viên chức sau khi miễn nhiệm thì có được bố trí công tác phù hợp với trình độ năng lực không?
Căn cứ Điều 33 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 quy định về căn cứ xem xét cho công chức, viên chức lãnh đạo miễn nhiệm, từ chức như sau:
Căn cứ xem xét cho công chức, viên chức lãnh đạo miễn nhiệm, từ chức
1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức, viên chức lãnh đạo căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
...
- Công chức, viên chức bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ.
- Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý.
- Được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ.
Công chức, viên chức chưa được cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức hoặc miễn nhiệm vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao. Công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do từ chức hoặc miễn nhiệm được người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức bố trí, phân công công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình độ, năng lực của công chức.
...
Như vậy, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo do miễn nhiệm thì được người đứng đầu cơ quan sử dụng viên chức bố trí, phân công công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình độ, năng lực của viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là gì? Thuộc nhóm đất nào? Sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản như thế nào?
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?