Khi nào thì bị xóa đăng ký thường trú? Có bắt buộc phải xóa đăng ký thường trú tại nơi không còn ở không?

Sáu năm trước gia đình tôi có hộ khẩu thường trú ở xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Bây giờ gia đình tôi đã bán nhà ở dưới quê rồi và đã lên Sài Gòn mua nhà và đăng kí hộ khẩu tạm trú trên này. Như vậy thì gia đình tôi có bị xóa thường trú ở xã Suối Cát không ạ? Vì tôi vẫn muốn để hộ khẩu ở dưới đó.

Khi nào thì bị xóa đăng ký thường trú?

Căn cứ tại Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định về việc xóa đăng ký thường trú cụ thể như sau:

“1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan đã đăng ký thường trú có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
3. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú.”

Theo quy định trên, để tiếp tục được đăng ký thường trú tại chỗ ở cũ đã bán thì bạn cần được chủ sở hữu mới đồng ý cho gia đình bạn thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó. Nếu không được chủ mới đồng ý thì bạn sẽ bị xóa đăng ký thường trú theo quy định trên.

Điều kiện, hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ được quy định như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú 2020 thì công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

- Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2020 thì hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật này bao gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

- Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.

Tải về mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01) mới nhất 2023: Tại Đây

Đăng ký thường trú

Thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 22 Luật Cư trú 2020 quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:

- Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.

- Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.


Đăng ký thường trú Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Đăng ký thường trú
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chồng có được đăng ký thường trú ở nhà vợ hay không?
Pháp luật
Quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú bao gồm những gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Chỗ ở hợp pháp là gì? Những người ở cùng một chỗ ở hợp pháp có quan hệ gia đình thế nào thì được đăng ký thường trú, tạm trú theo hộ gia đình?
Pháp luật
Công dân không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải xin giấy xác nhận thông tin về cư trú ở đâu?
Pháp luật
Cách xác định nơi cư trú của người không có nơi thường trú, tạm trú mới từ 10/01/2025 thế nào?
Pháp luật
Từ 2025, phải đăng ký thường trú cho trẻ trong vòng 60 ngày từ khi làm khai sinh đúng không?
Pháp luật
Thế nào là thường trú, lưu trú và tạm trú? Thường trú, tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào?
Pháp luật
Quy định mới về đăng ký thường trú, tạm trú được thực hiện từ năm 2024 có những nội dung nổi bật nào?
Pháp luật
Người sinh sống trên tàu thuyền thuộc quyền sở hữu của mình có được đăng ký thường trú tại tàu thuyền của mình không?
Pháp luật
Trú quán là gì? Trú quán là thường trú hay tạm trú? Phân biệt giữa thường trú và tạm trú như thế nào?
Pháp luật
Đăng ký thường trú cho bạn thân vào nhà mình thì diện tích tối thiểu là bao nhiêu mới thực hiện được thủ tục này?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đăng ký thường trú
3,832 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đăng ký thường trú

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký thường trú

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào