Có bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định mức độ tổn hại sức khỏe của nạn nhân hay không?

Cho tôi hỏi việc xác định mức độ tổn hại sức khoẻ của nạn nhân trong vụ án hình sự có thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định không? Hay chỉ thực hiện khi có người yêu cầu, đề nghị? Thời hạn để giám định mức độ tổn hại sức khoẻ là bao lâu vậy? - Chị Gia Nghi (Kon Tum).

Có bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định mức độ tổn hại sức khỏe của nạn nhân hay không?

Căn cứ theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định cụ thể như sau:

Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường.

Theo đó, trong vụ án hình sự khi cần phải xác định mức độ tổn hại sức khoẻ của nạn nhân thì bắt buộc phải thực hiện trưng cầu giám định mà không cần phải có yêu cầu, đề nghị của người nào.

Trưng cầu giám định

Trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định trong vụ án hình sự (Hình từ Internet)

Thời hạn giám định mức độ tổn hại sức khoẻ của nạn nhân tối đa là bao lâu?

Tại Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn giám định cụ thể như sau:

Thời hạn giám định
1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:
a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;
b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;
c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.
2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.
3. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên và đối chiếu với quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn trưng cầu giám định để xác định mức độ tổn hại sức khoẻ của nạn nhân tối đa là 09 ngày.

Lưu ý: Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Người yêu cầu giám định có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) người yêu cầu giám định có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp
1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
2. Người yêu cầu giám định có quyền:
a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;
b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;
c) Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;
d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
Trưng cầu giám định
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trưng cầu giám định trong hoạt động thanh tra được thực hiện thế nào? Văn bản yêu cầu giám định được quy định thế nào?
Pháp luật
Thực hiện trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo trong tố tụng cạnh tranh như thế nào?
Pháp luật
Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự được tiến hành khi nào? Trường hợp nào bắt buộc phải tiến hành trưng cầu giám định?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giám định chữ viết trong vụ án dân sự như thế nào? Trường hợp nào thực hiện giám định chữ viết trong vụ án dân sự?
Pháp luật
Khi tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định của người trưng cầu giám định trưng cầu Ngân hàng Nhà nước, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Thời hạn trả lời kết quả giám định tỷ lệ thương tật là bao lâu, người yêu cầu có thể yêu cầu thời gian trả kết quả được không?
Pháp luật
Mẫu mới nhất Quyết định trưng cầu giám định? Nếu chứng cứ có yếu tố giả mạo thì trưng cầu giám định được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan tiến hành tố tụng có được phép tách thành nhiều nội dung trưng cầu giám định đối với nội dung phức tạp hay không?
Pháp luật
Có thể giao quyết định trưng cầu giám định theo những phương thức nào? Việc giao quyết định trưng cầu giám định phải thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Có thể trưng cầu giám định để xác định xuất xứ hàng hóa nhằm phân biệt hàng thật, hàng giả hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trưng cầu giám định
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
2,171 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trưng cầu giám định
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào