Có bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khoản vay nước ngoài thông qua ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm không?
Có bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khoản vay nước ngoài thông qua ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm không?
Căn cứ vào Điều 35 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
1. Đối với khoản vay nước ngoài có bảo lãnh, bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên cho vay nước ngoài (bên nhận bảo lãnh) khi được yêu cầu theo cam kết tại thỏa thuận vay, văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) đã ký kết giữa các bên liên quan, đảm bảo không trái quy định hiện hành của pháp luật.
2. Bên bảo lãnh là người cư trú chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thông qua 01 ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này).
3. Trường hợp bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, việc chuyển tiền bảo lãnh không bắt buộc phải thực hiện qua ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ quy định pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thông báo cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về số tiền bảo lãnh đã thực hiện.
Theo như quy định trên thì nếu như bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì việc chuyển tiền bảo lãnh không bắt buộc phải thông qua ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm.
Do đó, không phải mọi trường hợp thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khoản vay nước ngoài đều phải thông qua ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm.
Có bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khoản vay nước ngoài thông qua ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm không?
Thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo hình thức bảo đảm bằng tài sản như thế nào?
Căn cứ vào Điều 36 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo hình thức bảo đảm bằng tài sản
1. Khi phát sinh nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản cho khoản vay nước ngoài, bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo các cam kết tại thỏa thuận vay và các thỏa thuận bảo đảm không trái với quy định pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc chuyển số tiền thu được sau khi xử lý tài sản bảo đảm trên lãnh thổ Việt Nam cho bên cho vay hoặc đại diện bên cho vay để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài sản (sau đây gọi là “chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài sản”) phải thực hiện qua 01 ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.
3. Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ, bên đi vay có trách nhiệm thông báo cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản thông tin về nghĩa vụ nợ đã được thanh toán bằng việc bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, bên bảo đảm phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo đúng cam kết tại thỏa thuận vay khi phát sinh nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản cho khoản vay nước ngoài.
Việc chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm được thực hiện thông qua phương thức nào?
Căn cứ vào Điều 37 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm
1. Việc chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm (bao gồm chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài sản) phải thực hiện qua 01 ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Thông tư này.
2. Trường hợp ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm đồng thời là ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của khoản vay nước ngoài thì Ngân hàng này chịu trách nhiệm kiểm tra, lưu giữ các chứng từ có liên quan theo quy định của pháp luật khi chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.
3. Trường hợp ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của khoản vay nước ngoài, khi chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm, ngân hàng có trách nhiệm như sau:
a) Kiểm tra, lưu giữ chứng từ và thực hiện chuyển tiền trên cơ sở các chứng từ nêu tại khoản 4 Điều này;
b) Trong thời gian 07 ngày làm việc tính từ ngày chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm, thông báo và gửi cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản chứng từ chứng minh số tiền nợ (gốc, lãi, phí) đã trả cho bên cho vay thông qua thực hiện nghĩa vụ bảo đảm để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản theo dõi, xác định dư nợ gốc, lãi, phí của khoản vay và làm cơ sở cho việc thực hiện chuyển tiền hoàn trả khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.
4. Các chứng từ để ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm cho phép thực hiện giao dịch chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm cho khoản vay nước ngoài bao gồm:
a) Thỏa thuận vay nước ngoài;
b) Các thỏa thuận về việc bảo lãnh, bảo đảm bằng tài sản liên quan đến khoản vay nước ngoài;
c) Văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo đảm từ bên cho vay (hoặc tổ chức đại diện cho bên cho vay hoặc tổ chức đại diện bên cho vay xử lý tài sản bảo đảm) theo thỏa thuận của các bên về việc bảo lãnh, xử lý tài sản bảo đảm, trong đó nêu cụ thể nghĩa vụ thanh toán mà bên đi vay không thực hiện được theo thỏa thuận vay;
d) Văn bản xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ khoản vay đến thời điểm đề nghị chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm;
đ) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước trong đó có thông tin ghi nhận về biện pháp bảo đảm đối với khoản vay nước ngoài (áp dụng đối với trường hợp khoản vay nước ngoài thuộc đối tượng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước);
e) Các chứng từ, tài liệu khác (nếu có) theo quy định của ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm.
5. Bên đi vay có trách nhiệm thông báo cho bên bảo đảm về ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm và khai báo đầy đủ thông tin về các ngân hàng này khi đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài (trong trường hợp khoản vay thuộc đối tượng đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư này).
Như vậy, việc chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm phải được thực hiện thông qua một ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm trừ trường hợp bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?