Có bắt buộc phải tham gia thực hành khám bệnh chữa bệnh khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh không?
- Có bắt buộc phải tham gia thực hành khám bệnh chữa bệnh khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh không?
- Người có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao lâu thì được hướng dẫn thực hành khám bệnh chữa bệnh?
- Một người hướng dẫn thực hành khám bệnh chữa bệnh được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người thực hành trong một thời điểm?
Có bắt buộc phải tham gia thực hành khám bệnh chữa bệnh khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thực hành khám bệnh, chữa bệnh
1. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa;
b) Đã được cấp giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này
2. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp;
b) Thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành;
c) Thời gian thực hành phù hợp với từng chức danh chuyên môn;
d) Cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người hướng dẫn thực hành, phải đăng ký danh sách người thực hành tại cơ sở trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy xác nhận việc thực hành cho người thực hành;
...
Theo quy định trên, người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa hoặc đã được cấp giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận thì không phải tham gia thực hành nghề khám bệnh chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Có bắt buộc phải tham gia thực hành khám bệnh chữa bệnh khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh không? (hình từ internet)
Người có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao lâu thì được hướng dẫn thực hành khám bệnh chữa bệnh?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức thực hành
...
3. Điều kiện đối với người hướng dẫn thực hành:
a) Có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung, đối tượng được hướng dẫn thực hành;
b) Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành;
c) Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên.
4. Một số trường hợp cụ thể về chức danh, phạm vi hành nghề của người hướng dẫn thực hành:
a) Đối với người có văn bằng bác sỹ y khoa thì người hướng dẫn là bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng, bác sỹ răng hàm mặt;
b) Đối với người có văn bằng bác sỹ y học dự phòng thì người hướng dẫn là bác sỹ với phạm vi hành nghề y học dự phòng hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ răng hàm mặt;
c) Đối với người có văn bằng y sỹ đa khoa thì người hướng dẫn thực hành là y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng, bác sỹ răng hàm mặt;
...
Như vậy, người hướng dẫn thực hành khám bệnh chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên.
Một người hướng dẫn thực hành khám bệnh chữa bệnh được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người thực hành trong một thời điểm?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức thực hành
1. Tiếp nhận thực hành:
a) Người thực hành phải có đơn đề nghị thực hành theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và bản sao hợp lệ một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điều 8 Nghị định này gửi đến cơ sở hướng dẫn thực hành nơi đăng ký thực hành.
b) Sau khi nhận được đơn đề nghị thực hành, nếu đồng ý tiếp nhận, người đứng đầu hoặc người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm:
- Ký hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh với người thực hành theo Mẫu 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Gửi văn bản đăng ký danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này về cơ quan tiếp nhận công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này, trong đó phải nêu rõ thời gian bắt đầu thực hành và dự kiến thời gian kết thúc thực hành;
- Đăng tải danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh trên trang thông tin điện tử của cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phân công người hướng dẫn thực hành:
a) Việc phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa 05 người thực hành trong cùng một thời điểm.
...
Như vậy, một người hướng dẫn thực hành khám bệnh chữa bệnh chỉ được hướng dẫn tối đa 05 người thực hành trong cùng một thời điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?