Có bao nhiêu phương thức phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự?
- Có bao nhiêu phương thức phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự?
- Trường hợp từ chối trao đổi, cung cấp thông tin thì cơ quan được yêu cầu có phải trả lời lý do bằng văn bản cho bên còn lại không?
- Nội dung phối hợp trong công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp là gì?
Có bao nhiêu phương thức phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự?
Theo Điều 5 Quy chế 01/QCLN/NHNNVN-BTP năm 2015 quy định như sau:
Phương thức phối hợp
1. Trao đổi ý kiến hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp. Trường hợp cấp bách các bên có thể gặp gỡ, trao đổi trực tiếp hoặc qua email, fax; tổ chức họp liên ngành; các phương thức khác phù hợp quy định của pháp luật.
2. Chậm nhất là năm (05) ngày làm việc trước khi tổ chức họp liên ngành, cơ quan chủ trì phải gửi giấy mời, các tài liệu liên quan đến cơ quan phối hợp để nghiên cứu, trừ trường hợp cấp thiết, cần phải tổ chức họp ngay.
Đối với trường hợp trao đổi ý kiến bằng văn bản, cơ quan chủ trì gửi đầy đủ tài liệu liên quan và nêu rõ thời gian đề nghị cơ quan phối hợp trả lời.
Theo quy định nêu trên thì có các phương thức phối hợp cơ bản giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự như sau:
- Trao đổi ý kiến;
- Cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp;
Lưu ý: Đối với trường hợp trao đổi ý kiến bằng văn bản, cơ quan chủ trì gửi đầy đủ tài liệu liên quan và nêu rõ thời gian đề nghị cơ quan phối hợp trả lời.
- Trường hợp cấp bách các bên có thể gặp gỡ, trao đổi trực tiếp hoặc qua email, fax;
- Tổ chức họp liên ngành;
Lưu ý: Chậm nhất là năm (05) ngày làm việc trước khi tổ chức họp liên ngành, cơ quan chủ trì phải gửi giấy mời, các tài liệu liên quan đến cơ quan phối hợp để nghiên cứu, trừ trường hợp cấp thiết, cần phải tổ chức họp ngay.
- Các phương thức khác phù hợp quy định của pháp luật.
Trường hợp từ chối trao đổi, cung cấp thông tin thì cơ quan được yêu cầu có phải trả lời lý do bằng văn bản cho bên còn lại không?
Theo Điều 6 Quy chế 01/QCLN/NHNNVN-BTP năm 2015 quy định như sau:
Phối hợp trong trao đổi, cung cấp thông tin
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp có trách nhiệm cung cấp thông tin hoặc chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện Quy chế này theo yêu cầu của mỗi bên; trường hợp từ chối, cơ quan được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Căn cứ quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp có trách nhiệm cung cấp thông tin hoặc chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện Quy chế này theo yêu cầu của mỗi bên
Trong trường hợp từ chối trao đổi, cung cấp thông tin thì cơ quan được yêu cầu phải trả lời lý do bằng văn bản cho bên còn lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Nội dung phối hợp trong công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp là gì?
Theo Điều 11 Quy chế 01/QCLN/NHNNVN-BTP năm 2015 quy định như sau:
Phối hợp trong công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Định kỳ tháng 3 và tháng 9 hàng năm, Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức giao ban để rà soát kết quả phân loại án và kết quả thi hành án dân sự có liên quan đến tín dụng, ngân hàng, tổng hợp các khó khăn vướng mắc phát sinh trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng để đề ra giải pháp hoặc báo cáo Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Lãnh đạo Bộ Tư pháp có giải pháp chỉ đạo giải quyết, tạo điều kiện cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đạt hiệu quả cao.
Theo đó, nội dung phối hợp trong công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp được quy định như sau:
- Định kỳ tháng 3 và tháng 9 hàng năm, Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức giao ban để rà soát kết quả phân loại án và kết quả thi hành án dân sự có liên quan đến tín dụng, ngân hàng,
- Tổng hợp các khó khăn vướng mắc phát sinh trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng để đề ra giải pháp hoặc báo cáo Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Lãnh đạo Bộ Tư pháp có giải pháp chỉ đạo giải quyết, tạo điều kiện cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đạt hiệu quả cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?