Có bao nhiêu loại kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên đường thủy? Nội dung kế hoạch tuần tra, kiểm soát có những gì?

Có bao nhiêu loại kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên đường thủy? Nội dung kế hoạch tuần tra, kiểm soát có những gì? Thấc mắc của anh V.N ở Quảng Bình.

Có bao nhiêu loại kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên đường thủy? Nội dung kế hoạch tuần tra, kiểm soát có những gì?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 36/2023/TT-BCA, quy định về loại kế hoạch, nội dung kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên đường thủy như sau

Các loại kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên đường thủy:

- Kế hoạch tổng kiểm soát và xử lý vi phạm;

- Kế hoạch cao điểm tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm;

- Kế hoạch tuần tra, kiểm soát thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất;

- Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề;

- Kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy, an ninh, trật tự;

- Kế hoạch công tác tuần; kế hoạch tuần tra, kiểm soát cho Tổ Cảnh sát đường thủy.

Nội dung kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên đường thủy:

Nội dung Kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên đường thủy được quản lý theo chế độ tài liệu mật.

Căn cứ chương trình công tác, yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội và kết quả công tác nghiệp vụ cơ bản, nắm tình hình, đặc điểm tuyến, địa bàn đường thủy, kế hoạch tuần tra, kiểm soát bao gồm các nội dung:

- Căn cứ ban hành kế hoạch;

- Mục đích, yêu cầu;

- Tuyến, địa bàn, thời gian tuần tra, kiểm soát;

- Đối tượng, hành vi vi phạm tập trung kiểm soát, xử lý;

- Hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát;

- Trang phục của cán bộ thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát;

- Bố trí lực lượng, phân công nhiệm vụ, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, dự kiến tình huống xảy ra trong khi tuần tra, kiểm soát và biện pháp giải quyết; phân công tổ chức thực hiện và chế độ báo cáo tình hình, kết quả tuần tra, kiểm soát.

Có bao nhiêu loại kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên đường thủy? Nội dung Kế hoạch tuần tra, kiểm soát có những gì? (Hình từ internet)

Ai có thẩm quyền ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên đường thủy?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 36/2023/TT-BCA, quy định thẩm quyền ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên đường thủy gồm có như sau:

Bộ trưởng Bộ Công an:

Ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên đường thủy toàn quốc.

Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông:

Trực tiếp ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên đường thủy theo tuyến, địa bàn hoặc toàn quốc;

Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây biết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh):

Ban hành các kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong phạm vi quản lý.

Quy trình tiến hành kiểm soát phương tiện giao thông đường thủy được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 36/2023/TT-BCA, quy định về quy trình tiến hành kiểm soát phương tiện giao thông đường thủy như sau:

- Sau khi phát hiệu lệnh dừng phương tiện, cán bộ thuộc Tổ tuần tra, kiểm soát hướng dẫn cho phương tiện tiếp bờ, cập cầu tàu (nếu kiểm tra tại Trạm) hoặc cặp mạn vào phương tiện tuần tra, kiểm soát.

Trường hợp nơi dừng phương tiện bị kiểm tra có mớn nước sâu, địa hình phức tạp, luồng hẹp, khan cạn hoặc việc dừng lại của phương tiện gặp khó khăn thì thông báo cho người điều khiển phương tiện giảm tốc độ và điều khiển phương tiện tuần tra, kiểm soát áp mạn của phương tiện cần kiểm soát;

- Tổ trưởng và tổ viên được phân công lên phương tiện, gặp chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện, tùy từng trường hợp cụ thể Tổ trưởng hoặc tổ viên được phân công có thể thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói, giới thiệu cấp bậc, họ tên, chức vụ, đơn vị công tác; thông báo lý do, nội dung kiểm soát và yêu cầu chấp hành việc kiểm soát; tiến hành kiểm soát theo quy định;

- Nội dung và phương pháp kiểm soát trên phương tiện:

+ Kiểm soát giấy tờ của phương tiện, thuyền viên, người đi trên phương tiện; kiểm soát hàng hóa chở trên phương tiện, giấy tờ của hàng hóa và các loại giấy tờ khác có liên quan theo quy định (sau đây viết gọn là giấy tờ). Khi kiểm soát giấy tờ phải đối chiếu với thực tế và xác định tính hợp pháp của giấy tờ;

+ Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện: Kiểm soát bằng quan sát, đối chiếu thực tế với giấy tờ của phương tiện hoặc bằng thiết bị kỹ thuật theo trình tự từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Khi cần thiết phải kiểm tra trên cơ sở dữ liệu hoặc đề nghị cơ quan chuyên môn giám định;

+ Kiểm soát an toàn vận tải: Độ chìm của phương tiện so với vạch dấu mớn nước an toàn; chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật, số người thực tế so với sức chở của phương tiện và các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động vận tải;

+ Kiểm soát những nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật;

Khi kiểm soát phải có mặt đại diện chủ phương tiện hoặc thuyền viên, người điều khiển phương tiện. Trường hợp không có mặt của những người trên, việc kiểm soát phải có đại diện chính quyền cơ sở nơi kiểm soát hoặc ít nhất một người chứng kiến.

Sau khi các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng hiệu lực, giá trị sử dụng của các giấy tờ nêu trên (tạm giữ, tước quyền sử dụng, thu hồi, tịch thu, mất) thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ bằng bản giấy.

- Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình các giấy tờ thì kiểm tra, đối chiếu trực tiếp các giấy tờ đó.

Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông cung cấp thông tin của các giấy tờ trong tài khoản định danh điện tử thì kiểm tra, đối chiều thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử.

Quá trình kiểm soát, nếu phát hiện tài khoản định danh điện tử có dấu hiệu làm giả hoặc tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải tạm giữ, tước, thu hồi, tịch thu giấy tờ thì yêu cầu tổ chức, cá nhân xuất trình các giấy tờ đó để xử lý theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp kiểm soát phương tiện vận chuyển chất cháy, chất nổ, chất độc hại hoặc hàng hóa nguy hiểm khác thì phải có biện pháp an toàn đưa phương tiện ra xa khu dân cư hoặc nơi vắng người để tiến hành kiểm soát; trường hợp cần thiết phải đề nghị cơ quan chuyên môn tham gia vào hoạt động kiểm tra.

Thông tư 36/2023/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/9/2023.

Kiểm soát phương tiện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bao nhiêu loại kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên đường thủy? Nội dung kế hoạch tuần tra, kiểm soát có những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm soát phương tiện
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
721 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm soát phương tiện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm soát phương tiện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào