Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân?
- Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân?
- Hậu quả của việc xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân như thế nào?
- Cách xác định lỗi, tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm do công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện?
Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy định về xử lý kỷ luật trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 183/QĐ-VKSTC-T1 năm 2016 quy định các hình thức kỷ luật như sau:
Hình thức, hậu quả của xử lý kỷ luật
1. Các hình thức kỷ luật
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương (áp dụng đối với công chức).
d) Giáng chức (áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý).
đ) Cách chức (áp dụng đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; công chức giữ chức danh Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên).
e) Buộc thôi việc.
...
Căn cứ trên quy định này thì hiện nay có 06 hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân, bao gồm:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Hạ bậc lương (áp dụng đối với công chức).
- Giáng chức (áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý).
- Cách chức (áp dụng đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; công chức giữ chức danh Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên).
- Buộc thôi việc.
Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân? (Hình từ Internet)
Hậu quả của việc xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy định về xử lý kỷ luật trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 183/QĐ-VKSTC-T1 năm 2016 quy định cụ thể về hậu quả việc xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
- Người bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Hết thời hạn này, nếu không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Người bị xử lý kỷ luật không được xét thi đua trong năm có quyết định thi hành kỷ luật, bị kéo dài thời hạn nâng lương tùy thuộc hình thức kỷ luật đã áp dụng theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và Bộ luật lao động đồng thời trong năm đó xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
- Người đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.
- Người bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
- Xem xét việc không bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ quản lý, chức danh tư pháp theo quy chế, quy định của Ngành về công tác tổ chức cán bộ.
Cách xác định lỗi, tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm do công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện?
Theo Điều 6 Quy định về xử lý kỷ luật trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 183/QĐ-VKSTC-T1 năm 2016 quy định cụ thể như sau:
Xác định lỗi, tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm
Việc xác định lỗi, tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng kỷ luật hoặc do người có thẩm quyền kỷ luật (trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật) xem xét, quyết định trên cơ sở quy định của pháp luật và quy chế, quy định của Ngành, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Ngành, tình hình chính trị tại địa phương, thiệt hại xảy ra trên thực tế và mức độ ảnh hưởng xấu đến uy tín của Ngành và của bản thân người vi phạm.
Theo đó, việc xác định lỗi, tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm do Hội đồng kỷ luật hoặc do người có thẩm quyền kỷ luật (trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật) xem xét, quyết định trên cơ sở quy định của pháp luật và quy chế, quy định của Ngành, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Ngành, tình hình chính trị tại địa phương, thiệt hại xảy ra trên thực tế và mức độ ảnh hưởng xấu đến uy tín của Ngành và của bản thân người vi phạm, bao gồm:
- Mức độ nghiêm trọng,
- Mức độ rất nghiêm trọng,
- Mức độ đặc biệt nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?