Có bao nhiêu hình thức hợp đồng thuê tàu? Khi có xung đột pháp luật về hợp đồng thuê tàu thì áp dụng pháp luật theo nguyên tắc nào?
- Hợp đồng thuê tàu là hợp đồng như thế nào?
- Có bao nhiêu hình thức hợp đồng thuê tàu?
- Người thuê tàu có thể cho người thứ ba thuê lại tàu trong trường hợp nào?
- Quy định pháp luật trong hợp đồng thuê tàu được áp dụng theo nguyên tắc nào?
- Khi có xung đột pháp luật về hợp đồng thuê tàu thì áp dụng pháp luật theo nguyên tắc nào?
Hợp đồng thuê tàu là hợp đồng như thế nào?
Căn cứ Điều 215 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Hợp đồng thuê tàu
Hợp đồng thuê tàu là hợp đồng được giao kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, theo đó chủ tàu giao quyền sử dụng tàu biển của mình cho người thuê tàu trong một thời hạn nhất định với mục đích cụ thể được thỏa thuận trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu do người thuê tàu trả.
Theo đó, hợp đồng thuê tàu là hợp đồng được giao kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, theo đó chủ tàu giao quyền sử dụng tàu biển của mình cho người thuê tàu trong một thời hạn nhất định với mục đích cụ thể được thỏa thuận trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu do người thuê tàu trả.
Hợp đồng thuê tàu (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hình thức hợp đồng thuê tàu?
Tại Điều 216 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định cụ thể:
Hình thức hợp đồng thuê tàu
1. Hợp đồng thuê tàu được giao kết theo hình thức hợp đồng thuê tàu định hạn hoặc hợp đồng thuê tàu trần.
2. Hợp đồng thuê tàu phải được giao kết bằng văn bản.
Như vậy, có 2 hình thức hợp đồng thuê tàu gồm:
- Hợp đồng thuê tàu được giao kết theo hình thức hợp đồng thuê tàu định hạn hoặc hợp đồng thuê tàu trần.
- Hợp đồng thuê tàu phải được giao kết bằng văn bản.
Người thuê tàu có thể cho người thứ ba thuê lại tàu trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 217 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định
Cho thuê lại tàu
1. Trường hợp có thỏa thuận trong hợp đồng thì người thuê tàu có thể cho người thứ ba thuê lại tàu, nhưng vẫn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã giao kết với chủ tàu.
2. Các quyền và nghĩa vụ của chủ tàu quy định tại Chương này cũng được áp dụng đối với người cho thuê lại tàu.
Như vậy, trường hợp có thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu thì người thuê tàu có thể cho người thứ ba thuê lại tàu, nhưng vẫn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã giao kết với chủ tàu.
Quy định pháp luật trong hợp đồng thuê tàu được áp dụng theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 218 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Điều 218. Nguyên tắc áp dụng quy định pháp luật trong hợp đồng thuê tàu
Các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của chủ tàu và người thuê tàu quy định tại Chương này chỉ áp dụng khi chủ tàu và người thuê tàu không có thỏa thuận khác.
Như vậy, các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của chủ tàu và người thuê tàu quy định tại Chương này chỉ áp dụng khi chủ tàu và người thuê tàu không có thỏa thuận khác.
Khi có xung đột pháp luật về hợp đồng thuê tàu thì áp dụng pháp luật theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật
1. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở vùng biển quốc tế, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.
2. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung thì áp dụng pháp luật nơi tàu biển kết thúc hành trình ngay sau khi xảy ra tổn thất chung đó.
3. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó.
Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Tòa án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp.
Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở vùng biển quốc tế giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.
4. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa được trả theo hợp đồng.
Như vậy, khi có xung đột pháp luật về hợp đồng thuê tàu thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.
Nguyên tắc này cũng được áp dụng khi có xung đột pháp luật trong các trường hợp như liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở vùng biển quốc tế, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở vùng biển quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?