Cloramin B là gì? Có nên dùng Cloramin B để khử trùng nguồn nước đối với bệnh tả sau bão không?
Cloramin B là gì? Bệnh tả là gì?
Hiện nay, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và những văn bản hướng dẫn có liên quan khác không có quy định về Cloramin B là gì.
Những có thể hiểu Cloramin B là hoá chất được dùng với mục đích khử trùng nguồn nước. Đặc điểm của hóa chất này là loại bột có màu trắng, có khả năng hoà tan được trong nước ở nhiệt độ thường.
Cloramin B hiện nay được điều chế dưới 2 dạng chính là dạng bột trắng và viên nén.
Cùng với đó, căn cứ theo Phần I Hướng dẫn xử lý ổ dịch tả được ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BYT năm 2010 quy định như sau:
I. KHÁI QUÁT
Tả là một bệnh truyền nhiễm có các triệu chứng chính là tiêu chảy, mất nước và rối loạn điện giải cấp tính, có thể gây thành dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao. Tác nhân gây bệnh tả là vi khuẩn tả Vibrio cholerae, nhóm huyết thanh O1 và O139, gồm 2 týp sinh học: týp cổ điển (Classica) và týp E1 Tor. Mỗi týp sinh học lại gồm 3 týp huyết thanh là Inaba, Ogawa và Hikojima. Ở Việt Nam chủ yếu gặp 2 týp huyết thanh là Inaba, Ogawa.
Bệnh tả lây theo đường tiêu hóa, chủ yếu qua săn, uống. Vi khuẩn tả xâm nhập vào đường tiêu hóa của người lành từ nước uống và thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc thủy hải sản. Khoảng 75% người nhiễm vi khuẩn tả là không có biểu hiện triệu chứng bệnh, tuy nhiên họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7 - 14 ngày. Trong số những người có biểu hiện triệu chứng, 80% là ở thể nhẹ và vừa, 20% có biểu hiện mất nước nặng.
Vi khuẩn tả có thể tồn tại lâu ở vùng nước lợ nơi cửa sông hay ven biển. ...
Theo đó, tả là một bệnh truyền nhiễm có các triệu chứng chính là tiêu chảy, mất nước và rối loạn điện giải cấp tính, có thể gây thành dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao.
Ngoài ra, bệnh tả lây theo đường tiêu hóa, chủ yếu qua ăn, uống. Vi khuẩn tả xâm nhập vào đường tiêu hóa của người lành từ nước uống và thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc thủy hải sản.
Cùng với đó, việc xử lý nước ăn uống cần thực hiện theo các bước sau đây:
Trong trường hợp giếng nước bị ngập mà không có nước mưa để sử dụng thì phải lấy nước ngập để xử lý:
- Làm trong nước:
Bước 1: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước.
Bước 2: Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào chum, vại, lu, khạp hay thùng nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.
Trường hợp: nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong.
- Khử trùng bằng hoá chất Khử trùng nước bằng Cloramin B:
+ Thường dùng cho các hộ gia đình Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên hàm lượng 0,25g, 1,0g hoặc viên khử muối Aquatabs 0,67g.
+ Loại này rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như: chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ.
+ Một viên Cloramin B hàm lượng 0,25g 14 có thể khử trùng được 25 lít nước và 1 viên Aquatabs 0,67g có thể khử trùng được 20 lít nước trong.
+ Khử trùng bằng hoá chất bột (Cloramin B, Clorua vôi): thường để khử trùng các nguồn nước cấp cho tập thể, các giếng nơi tập trung dân tránh lũ.
Lưu ý:
- Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nước sẽ hấp phụ hết Clo hoạt tính và làm mất tác dụng khử trùng của Clo.
- Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
- Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng. Nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống được.
- Hiện nay loại hoá chất dùng phổ biến nhất là Cloramin B dạng viên 0,25g, dạng bột 27% Clo hoạt tính và Aquatabs 67mg.
Tải về sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt tại đây.
Tải về hướng dẫn xử lý nguồn nước sau mùa bão lũ tại đây.
Cloramin B là gì? Có nên dùng Cloramin B để khử trùng nguồn nước đối với bệnh tả sau bão không? (Hình từ Internet)
Có nên dùng Cloramin B để khử trùng nguồn nước ăn và nước sinh hoạt đối với bệnh tả sau bão không?
Căn cứ theo tiểu mục 4.3 Mục 4 Phần II Hướng dẫn xử lý ổ dịch tả được ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BYT năm 2010 quy định như sau:
II. QUY TRÌNH XỬ LÝ Ổ DỊCH
...
4.3. Xử lý nguồn nước ăn và nước sinh hoạt
- Xử lý nguồn nước ăn và nước sinh hoạt trong khu vực có dịch bằng các hợp chất chứa clo theo đúng hướng dẫn và nồng độ quy định để đạt nồng độ clo dư từ 0,3-0,5 mg/l nước. Trong trường hợp xử lý nguồn nước bằng bột cloramin B hàm lượng 25% - 30%, cần dùng với nồng độ 10 mg/lít. Nước đã khử trùng bằng clo vẫn phải đun sôi mới được uống.
- Nước ăn, rửa bát đĩa và các đồ đựng thực phẩm phải dùng nguồn nước đã khử trùng bằng clo và đảm bảo không bị nhiễm bẩn sau đó.
- Ở thành phố cần kiểm tra chặt chẽ hệ thống đường ống dẫn nước, đảm bảo nồng độ clo dư trong nước máy cuối nguồn đúng tiêu chuẩn quy định, 0,3mg - 0,5mg/l.
4.4. Xử lý thủy vực bị ô nhiễm vi khuẩn tả
Cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng biết về sự ô nhiễm nguồn nước và các nguy cơ của nó. Đặt biển cấm sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm dưới mọi hình thức (đặt biển cấm, chăng dây cảnh báo, họp dân phổ biến trực tiếp, tuyên truyền…) để nhân dân được biết.
...
Theo đó, việc xử lý nguồn nước ăn và nước sinh hoạt trong khu vực có dịch bằng các hợp chất chứa clo theo đúng hướng dẫn và nồng độ quy định để đạt nồng độ clo dư từ 0,3-0,5 mg/l nước.
Như vậy, trường hợp xử lý nguồn nước bằng bột cloramin B hàm lượng 25% - 30%, cần dùng với nồng độ 10 mg/lít. Nước đã khử trùng bằng clo vẫn phải đun sôi mới được uống.
Do đó, người dân sẽ được dùng Cloramin B để khử trùng nguồn nước ăn và nước sinh hoạt đối với bệnh tả sau bão
Lưu ý:
- Nước ăn, rửa bát đĩa và các đồ đựng thực phẩm phải dùng nguồn nước đã khử trùng bằng clo và đảm bảo không bị nhiễm bẩn sau đó.
- Ở thành phố cần kiểm tra chặt chẽ hệ thống đường ống dẫn nước, đảm bảo nồng độ clo dư trong nước máy cuối nguồn đúng tiêu chuẩn quy định, 0,3mg - 0,5mg/l.
Khử trùng nguồn nước bằng Cloramin B có nằm trong biện pháp phòng bệnh tả sau bão không?
Căn cứ theo Mục 6 Phần II Hướng dẫn xử lý ổ dịch tả được ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BYT năm 2010 quy định về việc phòng bệnh tả sau bão như sau:
- Tuyên truyền giáo dục cộng đồng các kiến thức và biện pháp vệ sinh phòng bệnh tiêu chảy, tập trung vào 4 khuyến cáo cho cộng đồng phòng,chống bệnh tiêu chảy cấp nghi tả:
+ Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
+ An toàn vệ sinh thực phẩm
+ Bảo vệ nguồn nước, dùng nước sạch
+ Nhanh chóng báo cáo khi có người bị tiêu chảy cho cơ sở y tế gần nhất.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xây dựng tập quán đi tiêu đúng nơi quy định, xử lý và sử dụng phân người đúng quy cách vệ sinh và phù hợp với tình hình địa phương.
- Xử lý nguồn nước và tăng cường sử dụng nguồn nước sạch. Khử trùng nước bằng cloramin B với liều 10mg/1 lít nước. Đặc biệt chú ý việc khử trùng nước ăn uống, sinh hoạt trong điều kiện khô hạn hoặc sau lũ lụt, thiên tai, thảm họa.
- Với nguồn thực phẩm: bên cạnh việc xây dựng tập quán ăn chín, uống nước chín, cần tăng cường việc thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Vận động nhân dân không ăn rau sống, gỏi thịt cá, mắm tôm sống, hải sản chưa chín kỹ… khi có nguy cơ bệnh tả.
- Duy trì thường xuyên việc giám sát tiêu chảy cấp, đặc biệt chú ý các vùng trọng điểm và vào mùa dịch, kịp thời phát hiện các ca bệnh đầu tiên.
- Luôn sẵn sàng các đội chống dịch cơ động ở từng tuyến. Chuẩn bị các cơ sở dự trữ cho chống dịch tả, tối thiểu bao gồm:
+ Cơ số dịch uống và dịch truyền (Oresol, Ringer lactat, huyết thanh kiềm…);
+ Cơ số kháng sinh dự phòng khẩn cấp (ciprofloxacine, azithromycine..);
+ Hóa chất khử trùng nước và khử trùng tẩy uế chất thải (cloramin B, vôi bột…);
+ Các bộ dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm, môi trường vận chuyển mẫu, các trang bị và sinh phẩm phân lập và chẩn đoán vi khuẩn tả.
Như vậy, việc khử trùng nguồn nước bằng cloramin B với liều 10mg/1 lít nước sẽ nằm trong biện pháp phòng bệnh tả sau bão
Ngoài ra, đặc biệt chú ý việc khử trùng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt trong điều kiện sau bão.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?