Chuyên viên pháp lý muốn trở thành Kiểm soát viên Ban kiểm soát doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Chuyên viên pháp lý muốn trở thành Kiểm soát viên Ban kiểm soát doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Tiền lương của Kiểm soát viên Ban kiểm soát doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do ai quyết định và tính vào chi phí kinh doanh không?
- Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có những nghĩa vụ gì?
Chuyên viên pháp lý muốn trở thành Kiểm soát viên Ban kiểm soát doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
...
3. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc;
b) Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;
...
Theo đó, Kiểm soát viên của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc.
Như vậy, chuyên viên pháp lý muốn trở thành Kiểm soát viên trong Ban kiểm soát của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ngoài có bằng đại học chuyên ngành luật ra thì phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc.
Chuyên viên pháp lý muốn trở thành Kiểm soát viên Ban kiểm soát doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm? (Hình từ Internet)
Tiền lương của Kiểm soát viên Ban kiểm soát doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do ai quyết định và tính vào chi phí kinh doanh không?
Căn cứu theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 47/2021/NĐ-CP như sau:
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập một đơn vị chuyên trách hoặc giao nhiệm vụ cho một đơn vị hoặc cá nhân thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu làm đầu mối theo dõi, giám sát, đánh giá, tổng hợp và xử lý các công việc liên quan đến hoạt động, quản lý, chế độ chính sách của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
2. Tiền lương, thù lao, tiền thưởng, điều kiện làm việc, định mức chi phí công tác và các chi phí hoạt động khác của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, tối thiểu bằng thành viên Hội đồng thành viên hoặc Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) tại doanh nghiệp; được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp.
...
Theo đó, tiền lương của Kiểm soát viên Ban kiểm soát doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, tối thiểu bằng thành viên Hội đồng thành viên hoặc Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) tại doanh nghiệp.
Bênh cạnh đó, tiền lương của Kiểm soát viên Ban kiểm soát sẽ được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp.
Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có những nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 47/2021/NĐ-CP như sau:
Nghĩa vụ của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 104 Luật Doanh nghiệp và các quy định sau:
1. Xây dựng Kế hoạch công tác hằng năm, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, ban hành trong quý I; thực hiện theo Kế hoạch công tác năm được phê duyệt.
Đối với những trường hợp cần phải kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót của doanh nghiệp, Ban kiểm soát, Kiểm soát viên chủ động thực hiện, đồng thời báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có những nghĩa vụ sau:
(1) Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh;
(2) Giám sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty;
(3) Giám sát và đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
(4) Giám sát, đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ khác của công ty;
(5) Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ sách kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;
(6) Giám sát hợp đồng, giao dịch của công ty với các bên có liên quan;
(7) Giám sát thực hiện dự án đầu tư lớn; hợp đồng, giao dịch mua, bán; hợp đồng, giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn; hợp đồng, giao dịch kinh doanh bất thường của công ty;
(8) Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về nội dung quy định tại các mục (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên;
(9) Thực hiện nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, quy định tại Điều lệ công ty.
(10) Xây dựng Kế hoạch công tác hằng năm, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, ban hành trong quý I; thực hiện theo Kế hoạch công tác năm được phê duyệt.
Đối với những trường hợp cần phải kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót của doanh nghiệp, Ban kiểm soát, Kiểm soát viên chủ động thực hiện, đồng thời báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
(11) Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn có giá trị lớn hơn 30% vốn chủ sở hữu hoặc lớn hơn mức vốn của dự án nhóm B theo phân loại quy định tại Luật Đầu tư công, hợp đồng, giao dịch mua, bán, giao dịch kinh doanh có giá trị lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu; giao dịch kinh doanh bất thường của công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?