Chuyên viên cao cấp về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là vị trí gì? Công việc chuyên môn của vị trí này?
Chuyên viên cao cấp về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là vị trí gì?
Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên cao cấp về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định vị trí này như sau:
1- Mục tiêu vị trí việc làm: (Tóm tắt tổng quan về vị trí việc làm)
Chủ trì tham mưu, đề xuất chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL; chủ trì hướng dẫn về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL; thực hiện nhiệm vụ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL được phân công; chủ trì theo dõi, đôn đốc xử lý văn bản hoặc nội dung trái pháp luật của văn bản đã được phát hiện qua kiểm tra, rà soát văn bản; tham gia góp ý, thẩm định văn bản QPPL.
Theo đó, Chuyên viên cao cấp về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là vị trí có nhiệm vụ:
(1) Chủ trì tham mưu, đề xuất chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL;
(2) Chủ trì hướng dẫn về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL;
(3) Thực hiện nhiệm vụ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL được phân công;
(4) Chủ trì theo dõi, đôn đốc xử lý văn bản hoặc nội dung trái pháp luật của văn bản đã được phát hiện qua kiểm tra, rà soát văn bản;
(5) Tham gia góp ý, thẩm định văn bản QPPL.
Chuyên viên cao cấp về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là vị trí gì? Công việc chuyên môn của vị trí này? (hình từ internet)
Công việc chuyên môn của Chuyên viên cao cấp về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật?
Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên cao cấp về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định vị trí này có các công việc chuyên môn sau:
Về kiểm tra văn bản QPPL
- Chủ trì, tổ chức tự kiểm tra văn bản QPPL và thực hiện tự kiểm tra văn bản QPPL phức tạp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành hoặc liên tịch ban hành.
- Chủ trì, tổ chức kiểm tra văn bản QPPL và thực hiện kiểm tra văn bản QPPL phức tạp hoặc liên quan đến nhiều ngành nhiều lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương cấp tỉnh ban hành.
- Chủ trì, tổ chức kiểm tra văn bản QPPL và thực hiện kiểm tra văn bản QPPL phức tạp khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
- Tổ chức kiểm tra văn bản theo địa bàn; theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực.
- Tổ chức Đoàn kiểm tra văn bản theo địa bàn; theo chuyên đề, theo ngành, lĩnh vực.
- Chủ trì tổ chức họp kiểm tra văn bản QPPL có dấu hiệu trái pháp luật.
- Chủ trì xây dựng dự thảo kết luận kiểm tra văn bản đối với văn bản QPPL trái pháp luật.
- Chủ trì theo dõi, xây dựng Công văn đôn đốc xử lý văn bản QPPL trái pháp luật.
- Chủ trì xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra văn bản đối với từng văn bản hoặc từng nhóm văn bản cụ thể.
- Chủ trì lập hồ sơ kiểm tra văn bản để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL
- Chủ trì rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trong lĩnh vực kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL.
- Chủ trì tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL thuộc phạm vi trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản của Bộ Tư pháp.
- Chủ trì xây dựng Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp để trình Bộ trưởng công bố định kỳ hằng năm theo quy định.
- Chủ trì xây dựng văn bản QPPL để chấm dứt hiệu lực các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành không còn được áp dụng trên thực tế nhưng chưa có văn bản xác định hết hiệu lực.
- Tổ chức thực hiện định kỳ hệ thống hóa văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp theo quy định.
- Chủ trì tổ chức rà soát các văn bản QPPL theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn khi được giao.
- Chủ trì tham mưu tổ chức thực hiện tổng rà soát hệ thống văn bản QPPL khi được giao.
- Chủ trì tổ chức tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL chung của Bộ Tư pháp.
- Chủ trì cho ý kiến đối với kết quả rà soát văn bản QPPL theo quy định.
Về hợp nhất văn bản QPPL (đối với Bộ Tư pháp)
Chủ trì kiểm tra, cho ý kiến về dự thảo kết quả hợp nhất văn bản do các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký xác thực.
Về pháp điển hệ thống QPPL (đối với Bộ Tư pháp)
- Tổ chức thẩm định các đề mục pháp điển.
- Chủ trì thực hiện pháp điển các đề mục thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tư pháp giao cho Cục Kiểm tra văn bản QPPL chủ trì thực hiện.
- Chủ trì thực hiện kiểm tra, cho ý kiến đối với dự thảo kết quả pháp điển do các đơn vị khác thuộc Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện.
- Chủ trì thực hiện pháp điển các QPPL mới ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ các QPPL hết liệu lực ra khỏi Bộ pháp điển đối với các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tư pháp.
- Chủ trì thực hiện cập nhật QPPL mới ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ các QPPL hết liệu lực ra khỏi Bộ pháp điển đối với các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền pháp điển của các bộ, ngành khác.
Quản lý cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL
- Chủ trì, tổ chức quản lý danh sách cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.
- Chủ trì, tổ chức nghiệm thu kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc chuyên môn của Chuyên viên cao cấp về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật?
Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên cao cấp về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc chuyên môn của vị trí này như sau:
Về kiểm tra văn bản QPPL
Văn bản báo cáo, kết luận về kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời, đúng quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL
Việc tổ chức thực hiện hoặc chủ trì thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL có văn bản báo cáo và có đề xuất kịp thời, đúng quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của việc triển khai nhiệm vụ.
Về hợp nhất văn bản QPPL (đối với Bộ Tư pháp)
Nội dung chủ trì có văn bản đề xuất thực hiện kịp thời, đúng quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về pháp điển hệ thống QPPL (đối với Bộ Tư pháp)
Văn bản đề án, chương trình... được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành đúng tiến độ, chất lượng.
Quản lý cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL
Quản lý, duy trì, phát triển đánh giá chất lượng đội ngũ cộng tác viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?