Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc cần có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính ít nhất bao nhiêu năm?
Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc cần có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính ít nhất bao nhiêu năm?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc thuộc Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-UBDT quy định về trình độ của vị trí như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Kinh nghiệm | • Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng). • Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. • Nắm được phong tục tập quán, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số |
Theo đó, Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc cần có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc cần có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính ít nhất bao nhiêu năm? (hình từ internet)
Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc có các công việc cụ thể nào? Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc thuộc Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-UBDT quy định vị trí này có các công việc chuyên môn và tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc như sau:
(1) Xây dựng văn bản
Công việc cụ thể
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án chiến lược về lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc.
- Chủ trì xây dựng báo cáo tổng hợp, đánh giá đề án, chương trình, chính sách dân tộc và công tác dân tộc.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc
(2) Hướng dẫn, thẩm định, góp ý văn bản
Công việc cụ thể
- Chủ trì triển khai hướng dẫn các văn bản liên quan đến lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc;
- Thẩm định hoặc tham gia thẩm định, góp ý văn bản quy phạm pháp luật; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án về lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc
Các văn bản hướng dẫn, thẩm định, góp ý đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ
(3) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện các văn bản
Công việc cụ thể
Chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng liên quan đến lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện văn bản, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc
Kế hoạch, Quyết định, Báo cáo
(4) Thực hiện các hoạt động chuyên môn và phối hợp công tác
Công việc cụ thể
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực được phân công.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc
Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc.
(5) Thực hiện chế độ hội họp
Công việc cụ thể
Theo nhiệm vụ được phân công
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc
Tiếp thu, trao đổi thông tin triển khai thực hiện theo kết luận cuộc họp
(6) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc
Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ
Phạm vi quyền hạn của Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc thuộc Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-UBDT quy định vị trí này có các quyền hạn cụ thể như sau:
4- Phạm vi quyền hạn
4.1 Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao
4.2 Tham gia ý kiến về các nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị
4.3 Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao
4.4 Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao
4.5 Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo phân công
Như vậy, Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc có các quyền hạn sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao
- Tham gia ý kiến về các nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị
- Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao
- Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao
- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo phân công
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?