Chuyển tiền điện tử là gì? Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo với ai khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định?

Em ơi cho anh hỏi: Chuyển tiền điện tử là gì? Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo với ai khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định? Đây là câu hỏi của anh Hoàng Sơn đến từ Hà Nội.

Chuyển tiền điện tử là gì?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:

Chuyển tiền điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử theo yêu cầu của người khởi tạo thông qua tổ chức tài chính nhằm chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại tổ chức tài chính của người thụ hưởng. Người thụ hưởng có thể là người khởi tạo.

Như vậy, chuyển tiền điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử theo yêu cầu của người khởi tạo thông qua tổ chức tài chính nhằm chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại tổ chức tài chính của người thụ hưởng. Người thụ hưởng có thể là người khởi tạo.

chuyển tiền điện tử

Chuyển tiền điện tử là gì? (Hình từ Internet)

Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo với ai khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định?

Căn cứ theo Điều 34 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:

Giao dịch chuyển tiền điện tử
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Đối tượng báo cáo tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử phải có chính sách, quy trình quản lý rủi ro để thực hiện, từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, không đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các nội dung liên quan đến giao dịch chuyển tiền điện tử phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử.

Như vậy, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử có bị xem là dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng không?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 28 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:

Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng
1. Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không.
2. Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo.
3. Sử dụng thư tín dụng và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn bất thường, tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với bình thường.
4. Khách hàng mở nhiều tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở khu vực địa lý khác nơi khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh.
5. Tài khoản của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn bất thường.
6. Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu.
7. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh; nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
8. Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn.
9. Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng.
10. Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm.
11. Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay hoặc ủy thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch.
12. Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng đề nghị vay vốn không đầy đủ, không chính xác.
13. Có dấu hiệu nghi ngờ khách hàng sử dụng tài khoản cá nhân để thực hiện giao dịch liên quan đến hoạt động của tổ chức hoặc giao dịch thay cho đối tượng cá nhân khác.
14. Các giao dịch trực tuyến qua tài khoản liên tục thay đổi về thiết bị đăng nhập hoặc địa chỉ giao thức Internet (sau đây gọi là địa chỉ IP) ở nước ngoài.

Như vậy, chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử bị xem là dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng.

Chuyển tiền điện tử
Giao dịch chuyển tiền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những giao dịch chuyển tiền nào của tổ chức tài chính không cần phải báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử?
Pháp luật
Tổ chức tài chính khởi tạo là gì? Tổ chức tài chính khởi tạo có được tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử?
Pháp luật
Tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử có giá trị giao dịch từ 500.000.000 đồng thì phải báo cáo đúng không?
Pháp luật
Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính trung gian tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử phải bảo đảm điều kiện gì?
Pháp luật
Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử có phải là loại dịch vụ trung gian thanh toán hay không theo quy định?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh cung ứng dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử có bắt buộc phải có cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán không?
Pháp luật
Từ 01/7/2024, chuyển khoản, nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học đúng không?
Pháp luật
Tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử gồm những tổ chức nào? Các tổ chức này có phải báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử không?
Đề xuất chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử trong phồng, chống rửa tiền như thế nào?
Đề xuất chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử trong phòng, chống rửa tiền như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân chuyển khoản từ 500 triệu đồng trở lên phải cung cấp thông tin cá nhân có đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển tiền điện tử
6,596 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyển tiền điện tử Giao dịch chuyển tiền
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào