Chuyển giao sáng kiến là gì? Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có quyền chuyển giao sáng kiến cho tổ chức khác không?
Chuyển giao sáng kiến là gì?
Chuyển giao sáng kiến được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP thì chuyển giao sáng kiến là việc truyền đạt toàn bộ kiến thức, thông tin về sáng kiến để người được chuyển giao có thể áp dụng sáng kiến.
Chuyển giao sáng kiến là gì? Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có quyền chuyển giao sáng kiến cho tổ chức khác không? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có quyền chuyển giao sáng kiến cho tổ chức khác không?
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có quyền chuyển giao sáng kiến cho tổ chức khác không, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Điều lệ sáng kiến Ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP như sau:
Quyền của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, tác giả sáng kiến và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
1. Đối với sáng kiến đã được công nhận, chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có các quyền sau đây:
a) Áp dụng sáng kiến;
b) Chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng theo quy định của pháp luật.
2. Đối với sáng kiến đã được công nhận, tác giả sáng kiến có các quyền sau đây:
a) Được ghi nhận là tác giả sáng kiến trong Giấy chứng nhận sáng kiến và được nêu danh tác giả sáng kiến khi sáng kiến được phổ biến, giới thiệu;
b) Nhận thù lao theo quy định tại Điều 10;
c) Hưởng các chế độ khuyến khích khác theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về khoa học và công nghệ;
d) Áp dụng và chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp sáng kiến là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến và trường hợp giữa tác giả sáng kiến và chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có thỏa thuận khác;
đ) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trong trường hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có quyền chuyển giao sáng kiến cho tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có quyền ngăn cấm người khác thực hiện áp dụng và chuyển giao sáng kiến ngoài phạm vi cơ sở không?
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có quyền ngăn cấm người khác thực hiện áp dụng và chuyển giao sáng kiến ngoài phạm vi cơ sở không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Điều lệ sáng kiến Ban hành kèm theo Thông tư 18/2013/TT-BKHCN như sau:
Áp dụng, chuyển giao sáng kiến
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, tác giả sáng kiến có quyền áp dụng sáng kiến và chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng theo quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 9 của Điều lệ Sáng kiến, nhưng không có quyền ngăn cấm người khác thực hiện việc áp dụng và chuyển giao sáng kiến ngoài phạm vi cơ sở.
2. Tổ chức, cá nhân áp dụng sáng kiến phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu việc áp dụng sáng kiến đó xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác.
Trường hợp chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến cho người khác áp dụng và việc áp dụng sáng kiến đó xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác, thì chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, tác giả sáng kiến (bên chuyển giao) chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên nhận chuyển giao do việc áp dụng sáng kiến đó gây ra, nếu giữa các bên có thỏa thuận như vậy trong hợp đồng chuyển giao sáng kiến.
3. Tác giả sáng kiến không có quyền áp dụng hoặc chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác nếu có thỏa thuận như vậy giữa chủ đầu tư tạo ra sáng kiến và tác giả sáng kiến, thể hiện trong các văn bản sau đây:
a) Hợp đồng (ví dụ: thỏa thuận riêng bằng văn bản về quyền áp dụng và chuyển giao sáng kiến, hợp đồng đầu tư để tạo ra sáng kiến, hợp đồng thuê việc, hợp đồng lao động, hợp đồng tuyển dụng...);
b) Các quy định của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến mà tác giả là người lao động làm việc trong cơ quan, tổ chức phải tuân thủ (ví dụ: quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động, quy chế về hoạt động sáng kiến…).
Trường hợp có sự khác nhau trong quy định giữa các văn bản nêu tại điểm a và điểm b của khoản này thì áp dụng quy định theo thỏa thuận giữa các bên nêu tại điểm a khoản này.
4. Việc chuyển giao sáng kiến được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên, theo quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, hợp đồng chuyển giao công nghệ, tùy thuộc vào nội dung thỏa thuận và sáng kiến được chuyển giao.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ đầu tư tạo ra sáng kiến không có quyền ngăn cấm người khác thực hiện áp dụng và chuyển giao sáng kiến ngoài phạm vi cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán là gì? Nguyên tắc kế toán theo quy định của Luật Kế toán? Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán?
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là gì? Thuộc nhóm đất nào? Sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản như thế nào?
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?