Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có phải tham gia thực hiện tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm không?
- Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có bắt buộc phải là người lao động tại doanh nghiệp đó không?
- Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có phải tham gia thực hiện tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm không?
- Khi vi phạm nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ thì chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có bị đình chỉ việc thực thi quyền và nghĩa vụ không?
Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có bắt buộc phải là người lao động tại doanh nghiệp đó không?
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Là người lao động tại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
4. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
5. Quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này có hiệu lực sau 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Theo đó, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải là người lao động tại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 82 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ
...
4. Các chức danh Chuyên gia tính toán, Trưởng bộ phận quản trị rủi ro, Trưởng bộ phận kiểm soát tuân thủ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được kiêm nhiệm bất kỳ chức danh quản lý nào tại cùng tổ chức; không được đồng thời làm việc tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác hoạt động tại Việt Nam. Chuyên gia tính toán thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
...
Theo quy định trên, Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ không được kiêm nhiệm bất kỳ chức danh quản lý nào tại cùng tổ chức; không được đồng thời làm việc tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác hoạt động tại Việt Nam.
Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có bắt buộc phải là người lao động tại doanh nghiệp đó không? (Hình từ Internet)
Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có phải tham gia thực hiện tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm không?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 67/2023/TT-BTC quy định như sau:
Nhiệm vụ của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện nhiệm vụ sau đây:
a) Tham gia thực hiện tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm phù hợp với quy định pháp luật;
b) Đánh giá tình hình chi bồi thường, chi trả quyền lợi bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
...
Như vậy, theo quy định trên, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải thực hiện nhiệm vụ tham gia thực hiện tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm phù hợp với quy định pháp luật.
Khi vi phạm nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ thì chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có bị đình chỉ việc thực thi quyền và nghĩa vụ không?
Căn cứ Điều 83 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán
1. Bộ Tài chính có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vi phạm nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ quy định tại Điều 82 của Luật này hoặc không còn đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 81 của Luật này.
2. Trong thời hạn 75 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính ban hành văn bản đình chỉ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải nộp hồ sơ hợp lệ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán mới.
3. Người bị đình chỉ, tạm đình chỉ quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm tham gia xử lý các tồn tại và vi phạm có liên quan đến trách nhiệm cá nhân khi có yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi vi phạm nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ thì Bộ Tài chính có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?