Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng có thuộc lĩnh vực cần được ưu tiên trong chuyển đổi số quốc gia hay không?

Tôi có thắc mắc cần giải đáp như sau: Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng có thuộc lĩnh vực cần được ưu tiên trong chuyển đổi số hay không? Kinh phí thực hiện cho chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030 được lấy từ các nguồn nào? Câu hỏi của anh P (Hải Phòng).

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng có thuộc lĩnh vực cần được ưu tiên trong chuyển đổi số quốc gia hay không?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục VIII Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số như sau:

MỘT SỐ LĨNH VỰC CẦN ƯU TIÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ
...
3. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng
Xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững. Triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán.
Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối, đổi mới sáng tạo, tự động hóa quy trình, thúc đẩy hợp tác với các công ty công nghệ tài chính (fintech) và trung gian thanh toán trong việc xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính ngân hàng để thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia, đưa dịch vụ tài chính - ngân hàng đến gần hơn những đối tượng vùng sâu, vùng xa chưa có khả năng tiếp cận hoặc chưa được ngân hàng phục vụ dựa vào sự đổi mới sáng tạo của công nghệ như thanh toán di động, cho vay ngang hàng.
Hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn vay nhờ các giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ liệu khách hàng và mô hình chấm điểm đáng tin cậy.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên thì chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng là một trong tám lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số.

Chuyển đổi số trong tài chính – ngân hàng tập trung vào việc cung cấp dịch vụ ngân hàng số; giao dịch điện tử; số hóa các giao dịch, quy trình; ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng có thuộc lĩnh vực cần được ưu tiên trong chuyển đổi số quốc gia hay không?

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng có thuộc lĩnh vực cần được ưu tiên trong chuyển đổi số quốc gia hay không? (Hình từ Internet)

Kinh phí thực hiện cho chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030 được lấy từ các nguồn nào?

Theo quy định tại Mục IX Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định về kinh phí thực hiện như sau:

KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Chương trình này bao gồm: ngân sách nhà nước; nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Các bộ, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao ưu tiên nguồn lực để thực hiện các hoạt động chuyển đổi số.
2. Ưu tiên kinh phí từ ngân sách nhà nước để phục vụ các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế, phát triển hạ tầng số, phát triển nền tảng số, tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn an ninh mạng, hợp tác quốc tế, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số và chuyển đổi kỹ năng trong môi trường số và các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình này do cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên thì kinh phí để thực hiện cho chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030 được lấy từ: ngân sách nhà nước; nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển xã hội số trong chuyển đổi số quốc gia là gì?

Tại Mục VII Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định về một số nhiệm vụ và giải pháp phát triển xã hội số trong chuyển đổi số quốc gia quy định như sau:

Với nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số xã hội, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp lớn trên thế giới để đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số, hình thành văn hóa số. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số, không ai bị bỏ lại phía sau.

Để đạt được nhiệm vụ nêu trên, cần có giải pháp phát triển xã hội số trong chuyển đổi số quốc gia như sau:

- Lựa chọn, đào tạo, tập huấn đội ngũ tối thiểu 1000 chuyên gia về chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực, địa phương. Các chuyên gia này tiếp tục đào tạo lại cho cán bộ liên quan ở cơ quan, tổ chức mình và trở thành lực lượng nòng cốt để dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

- Triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, Giám đốc điều hành các doanh nghiệp.

- Hàng năm tuyển sinh đào tạo, bổ sung cử nhân, kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin. Điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo ở bậc sau đại học, đại học và dạy nghề gắn với công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), chuỗi khối (Blockchain), in ba chiều (3D Printing).

- Triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp (giáo dục STEAM/STEAM/STEAME), đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin tại các cấp học. Thực hiện đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để học sinh có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số.

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số cho người lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Thực hiện triển khai thử nghiệm đào tạo, đào tạo lại về công nghệ số cho người lao động ít nhất 1 giờ/1 tuần tại 3 tỉnh: Thái Nguyên, Quảng Nam và Bình Dương trước, sau đó triển khai đồng bộ tại các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.

- Cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở (MOOCS) cho tất cả người dân nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nhờ công nghệ số, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số. Phổ cập việc thi trực tuyến; công nhận giá trị của các chứng chỉ học trực tuyến; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập; phát triển các doanh nghiệp công nghệ phục vụ giáo dục hướng tới đào tạo cá thể hóa.

- Đánh giá các tác động của công nghệ số đến xã hội để có các giải pháp chủ động giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ số; ban hành các quy tắc ứng xử trên môi trường số cho doanh nghiệp và người dân; phát triển các Trung tâm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi công nghệ số.

Chuyển đổi số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bộ Thông tin và Truyền thông quy định 05 trụ cột của chuyển đổi số báo chí là gì?
Pháp luật
Quyết định 204-QĐ/TW về phê duyệt Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng thế nào? Mục tiêu cụ thể đối với dữ liệu số ra sao?
Pháp luật
Mục tiêu đến năm 2025 triển khai Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030?
Pháp luật
Mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 như thế nào? Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ trọng tâm?
Pháp luật
Mục tiêu kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nội vụ được quy định như thế nào? Tăng cường nhận thức về chuyển đổi số?
Pháp luật
Đáp án cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2024 dành cho đối tượng 1, 2 đầy đủ, chi tiết?
Pháp luật
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp có được hỗ trợ chi phí cho thuê các giải pháp chuyển đổi số không?
Pháp luật
Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp có thuộc lĩnh vực cần được ưu tiên trong chuyển đổi số quốc gia hay không?
Pháp luật
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng có thuộc lĩnh vực cần được ưu tiên trong chuyển đổi số quốc gia hay không?
Pháp luật
Bộ Xây dựng sẽ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ công tác chỉ đạo điều hành đúng không?
Pháp luật
Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp Sở do UBND tỉnh Hòa Bình ban hành gồm có bao nhiêu chỉ số chính theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển đổi số
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
1,505 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyển đổi số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển đổi số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào