Chuyển đổi số năm 2023: 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng?
Mục tiêu của kế hoạch chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp năm 2023 là gì?
Ngày 30/12/2022, Bộ Tư pháp đã ra Quyết định 2648/QĐ-BTP năm 2022 về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp năm 2023.
Theo đó, mục tiêu cụ thể của Kế hoạch năm 2023 được nêu rõ tại Mục II Phần II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2648/QĐ-BTP năm 2022 như sau:
- 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng
- 80% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành
- 85% hồ sơ công việc tại Bộ Tư pháp (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) được xử lý trên môi trường mạng.
- 80% báo cáo tổng hợp, báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê của Bộ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
- 60% cuộc họp trên môi trường trực tuyến, 80% cuộc họp sử dụng tài liệu
điện tử thay thế cho tài liệu giấy.
- 100% công chức lãnh đạo được trang bị chữ ký số.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
- Xây dựng, hoàn thiện các nền tảng công nghệ số phục vụ công tác quản lý nhà nước và nghiệp vụ.
- Bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp, 100% máy chủ, máy trạm của Bộ được triển khai giải pháp phòng chống mã độc; 100% hệ thống thông tin bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Bộ Tư pháp được đào tạo nâng cao nhận thức, trình độ về bảo đảm an toàn thông tin.
Chuyển đổi số năm 2023: 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng? (Hình từ Ineternet)
Nhiệm vụ nào đã được đặt ra để thực hiện mục tiêu của kế hoạch chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp năm 2023?
Căn cứ Mục III Phần II Quyết định 2648/QĐ-BTP năm 2022 để thực hiện mục tiêu của kế hoạch chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp năm 2023 đã đề ra những nhiệm vụ như sau:
- Tiếp tục nghiêm túc, triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai Ngày Chuyển đổi số quốc gia
- Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số
- Tăng cường công tác truyền thông về kênh chuyển đổi số quốc gia trên Zalo để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ, ngành Tư pháp chủ động cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác, hoạt động chuyển đổi số của Bộ, Ngành Tư pháp.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch ban hành văn bản, cơ chế, chính sách để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an toàn thông tin phù hợp với tiến trình chuyển đổi số của Bộ Tư pháp theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Xây dựng, nâng cấp, phát triển hạ tầng số
- Tiếp tục thúc đẩy mạnh, nghiên cứu về dữ liệu số
- Duy trì và hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu. Nghiên cứu xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng dùng chung cho các ứng dụng, dịch vụ phục vụ chuyển đổi số
- Kiện toàn nhân lực số
- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng
- Đảm bảo công tác phòng, chống phần mềm độc hại
- Xây dựng, hoàn thiện Chính phủ số
- Tuyên truyền, phổ biến, giải đáp chính sách pháp luật trên các nền tảng số, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại và đa dạng hóa các kênh truyền thông số giúp cộng đồng dễ tiếp cận, sử dụng, nâng cao nhận thức về tư pháp.
Việc xây dựng Chính phủ số đã được cụ thể bằng những nhiệm vụ như thế nào trong kế hoạch Chuyển đổi số 2023?
Về nội dung này ăn cứ tiểu mục 8 Mục III Phần II Quyết định 2648/QĐ-BTP năm 2022 có nêu như sau:
- Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành và các cơ sở dữ liệu tư pháp khác tạo nền tảng, kết nối, chia sẻ dữ liệu số Ngành Tư pháp phục vụ chuyển đổi số Ngành Tư pháp.
+ Xây dựng, triển khai cơ sở dữ liệu hộ tịch, kết nối, đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật và trí tuệ nhân tạo về trợ giúp pháp lý.
+ Xây dựng Hệ thống thông tin về phổ biến giáo dục pháp luật.
+ Nghiên cứu, kết nối một số Phần mềm, Cơ sở dữ liệu của Bộ Tư pháp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tư pháp đảm bảo kết nối với Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia.
- Nghiên cứu, đề xuất thuê dịch vụ vận hành, bảo trì một số phần mềm ứng dụng.
- Nâng cấp Cổng thông tin điện tử Học viện Tư pháp.
- Nâng cấp, cải tạo hệ thống camera nhận diện khuôn mặt quản lý học viên, hệ thống mạng internet nội bộ và bổ sung camera giám sát tại Học viện Tư pháp.
- Xây dựng phần mềm quản lý đào tạo tại Học viện Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?