Chuyển đổi luồng đường thủy nội địa cần điều kiện gì và hồ sơ gồm những gì? Luồng đường thủy nội địa là gì theo quy định pháp luật?
Luồng đường thủy nội địa là gì theo quy định pháp luật?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định: Luồng chạy tàu thuyền là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn (trong Nghị định này gọi là luồng đường thủy nội địa).
Luồng đường thủy nội địa
Phân loại, cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định phân loại, cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa như sau:
- Luồng đường thủy nội địa được phân thành ba loại, gồm: Luồng đường thủy nội địa quốc gia (sau đây gọi là luồng quốc gia), luồng đường thủy nội địa địa phương (sau đây gọi là luồng địa phương) và luồng đường thủy nội địa chuyên dùng (sau đây gọi là luồng chuyên dùng).
- Luồng quốc gia là luồng đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Đi qua hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên có vai trò quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia;
+ Luồng trong địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nối trực tiếp với tuyến vận tải ven biển hoặc nối trực tiếp với hai luồng quốc gia;
+ Luồng qua biên giới hoặc trên biên giới.
- Luồng địa phương là luồng thuộc phạm vi địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này.
- Luồng chuyên dùng là luồng nối vùng nước cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với luồng quốc gia hoặc luồng địa phương.
- Luồng đường thủy nội địa được phân thành các cấp kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
Chuyển đổi luồng đường thủy nội địa cần điều kiện gì và hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về chuyển đổi luồng đường thủy nội địa như sau:
- Điều kiện chuyển đổi luồng đường thủy nội địa
a) Phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được phê duyệt;
b) Đáp ứng điều kiện của luồng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
- Thẩm quyền chuyển đổi luồng đường thủy nội địa
a) Bộ Giao thông vận tải quyết định chuyển đổi luồng địa phương, luồng chuyên dùng thành luồng quốc gia và luồng quốc gia thành luồng địa phương;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển đổi luồng chuyên dùng thành luồng địa phương, luồng địa phương thành luồng chuyên dùng.
- Hồ sơ chuyển đổi luồng
a) Văn bản đề nghị gửi kèm theo báo cáo hiện trạng luồng đề nghị chuyển đổi của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với luồng quốc gia), của Sở Giao thông vận tải (đối với luồng địa phương);
b) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường hợp chuyển đổi luồng địa phương thành luồng quốc gia hoặc luồng quốc gia thành luồng địa phương).
- Trường hợp luồng địa phương chuyển thành luồng quốc gia hoặc luồng quốc gia thành luồng địa phương: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải lập hồ sơ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố chuyển đổi luồng.
- Trường hợp luồng chuyên dùng chuyển thành luồng quốc gia: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chủ trì phối hợp tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng lập hồ sơ trình Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố chuyển đổi luồng.
- Trường hợp luồng chuyên dùng chuyển thành luồng địa phương, luồng địa phương thành luồng chuyên dùng: Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công bố chuyển đổi luồng.
- Khi có quyết định chuyển đổi luồng, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện điều chuyển tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản, cơ quan, đơn vị nhận tài sản thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác theo quy định.
- Trường hợp luồng chuyên dùng chuyển thành luồng quốc gia hoặc thành luồng địa phương thì được xem xét hoàn trả một phần vốn đầu tư (nếu có) cho tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?