Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp thường thì tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu xử lý thế nào?
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp thường thì tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu xử lý thế nào?
- Doanh nghiệp chế xuất có được kế thừa ưu đãi miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư trước khi chuyển đổi không?
- Doanh nghiệp chế xuất thực hiện hoạt động chế xuất trong những khu vực nào?
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp thường thì tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu xử lý thế nào?
Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất được quy định tại Điều 78 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 54 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Xử lý tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chính sách doanh nghiệp chế xuất và ngược lại
1. Trường hợp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX:
a) DNCX thực hiện xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu chưa nộp thuế còn tồn kho và đề xuất biện pháp xử lý như chuyển mục đích sử dụng, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài với cơ quan hải quan. DNCX có trách nhiệm thực hiện thủ tục hải quan tương ứng theo từng biện pháp xử lý số tài sản, hàng hóa này với cơ quan hải quan trước thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi;
b) Thời điểm xử lý và xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi.
2. Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX sang DNCX:
a) Doanh nghiệp báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho; cơ quan hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định;
b) Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan chỉ áp dụng chính sách thuế, hải quan đối với loại hình DNCX sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan hải quan và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận là DNCX. Trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu nếu sau khi chuyển đổi sang DNCX vẫn tiếp tục thực hiện việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thì không phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan.
Như vậy, việc xử lý tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ Doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp thường (không hưởng chế độ chính sách doanh nghiệp chế xuất) được hướng dẫn cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp chế xuất xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu chưa nộp thuế còn tồn kho và đề xuất biện pháp xử lý như chuyển mục đích sử dụng, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài với cơ quan hải quan.
- Doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hải quan tương ứng theo từng biện pháp xử lý số tài sản, hàng hóa này với cơ quan hải quan trước thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi;
Lưu ý: Doanh nghiệp chế xuất phải xử lý và xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu trước khi doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi.
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp thường thì tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp chế xuất có được kế thừa ưu đãi miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư trước khi chuyển đổi không?
Căn cứ khoản 11 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Điều 14 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư:
Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư
...
7. Ưu đãi đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là tổ chức lại tổ chức kinh tế); chia, tách, sáp nhập và chuyển nhượng dự án đầu tư được áp dụng như sau:
a) Tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở tổ chức lại tổ chức kinh tế hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư (nếu có) trước khi tổ chức lại hoặc nhận chuyển nhượng nếu đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư.
Căn cứ khoản 1 Điều 51 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định:
Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế
1. Tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là tổ chức lại) được kế thừa và tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế bị tổ chức lại đối với dự án đầu tư mà tổ chức kinh tế bị tổ chức lại đã thực hiện trước khi tổ chức lại theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đất đai và pháp luật có liên quan.
...
Và theo hướng dẫn tại Mục 2 Công văn 3292/TCHQ-TXNK năm 2022 có quy định:
2. Đối với hàng hóa là tài sản cố định doanh nghiệp chế xuất mua từ nước ngoài
...
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp chế xuất chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chính sách doanh nghiệp chế xuất, cơ quan hải quan kiểm tra xác định nếu doanh nghiệp sau khi chuyển đổi vẫn đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thì doanh nghiệp sau khi chuyển đổi tiếp tục được kế thừa ưu đãi miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư trước khi chuyển đổi.
...
Như vậy, từ các quy định trên, trường hợp doanh nghiệp chế xuất chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chính sách doanh nghiệp chế xuất thì doanh nghiệp sau khi chuyển đổi vẫn được tiếp tục được kế thừa ưu đãi miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư trước khi chuyển đổi nếu doanh nghiệp sau khi chuyển đổi vẫn đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Doanh nghiệp chế xuất thực hiện hoạt động chế xuất trong những khu vực nào?
Việc thực hiện hoạt động chế xuất được quy định tại khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
20. Hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
21. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp chế xuất thực hiện hoạt động chế xuất trong:
(1) Khu chế xuất,
(2) Khu công nghiệp,
(3) Khu kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?