Chuyến bay VFR là gì? Chuyến bay VFR được thực hiện trong khoảng thời gian từ lúc nào đến lúc nào?
Chuyến bay VFR là gì?
Theo khoản 69 Điều 3 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT thì VFR (Visual flight rules): Quy tắc bay bằng mắt.
Chuyến bay VFR được giải thích tại khoản 17 Điều 4 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Chuyến bay VFR là chuyến bay được thực hiện theo quy tắc bay VFR.
Như vậy, Chuyến bay VFR là chuyến bay được thực hiện theo quy tắc bay bằng mắt.
Chuyến bay VFR (Hình từ Internet)
Cơ sở điều hành bay cấp huấn lệnh phải đảm bảo phân cách giữa chuyến bay VFR với các chuyến bay khác như thế nào?
Cơ sở điều hành bay cấp huấn lệnh phải đảm bảo phân cách giữa chuyến bay VFR với các chuyến bay khác theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Dịch vụ điều hành bay
1. Dịch vụ điều hành bay được cung cấp cho:
a) Chuyến bay IFR trong vùng trời không lưu loại A, B, C, D và E;
b) Chuyến bay VFR trong vùng trời không lưu loại B, C và D;
c) Chuyến bay VFR đặc biệt;
d) Hoạt động bay tại sân bay.
2. Để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ, cơ sở điều hành bay phải:
a) Được cung cấp tin tức về kế hoạch hoạt động của từng tàu bay hoặc những thay đổi về tin tức đó, tin tức hiện thời về quá trình thực hiện mỗi chuyến bay;
b) Dựa vào những tin tức nhận được, xác định vị trí tương đối giữa các tàu bay với nhau;
c) Cấp huấn lệnh, tin tức để ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay thuộc quyền kiểm soát của mình và điều hòa hoạt động bay;
d) Hiệp đồng với cơ sở điều hành bay khác để cấp huấn lệnh khi một tàu bay có thể va chạm với tàu bay khác đang chịu sự kiểm soát của cơ sở đó hoặc trước khi chuyển giao kiểm soát tàu bay cho cơ sở đó.
3. Tin tức về hoạt động của tàu bay và việc ghi lại các huấn lệnh đã cấp cho tàu bay phải được hiển thị rõ ràng nhằm cho phép đánh giá kịp thời hoạt động bay đảm bảo phân cách thích hợp giữa các tàu bay và duy trì tốt luồng không lưu.
4. Cơ sở điều hành bay cấp huấn lệnh phải đảm bảo phân cách giữa:
a) Các chuyến bay trong vùng trời không lưu loại A và B;
b) Các chuyến bay IFR với nhau trong vùng trời không lưu loại C, D và E;
c) Các chuyến bay IFR và các chuyến bay VFR trong vùng trời không lưu loại C;
d) Các chuyến bay IFR và các chuyến bay VFR đặc biệt;
đ) Các chuyến bay VFR đặc biệt.
5. Trong trường hợp tổ lái yêu cầu hoặc Cục Hàng không Việt Nam có quy định khác cho Điểm b Khoản 4 Điều này đối với vùng trời không lưu loại D và E, cơ sở điều hành bay có thể cấp một huấn lệnh không đảm bảo phân cách trên một đoạn bay cụ thể của chuyến bay thực hiện trong điều kiện khí tượng bay VFR.
Theo đó, cơ sở điều hành bay cấp huấn lệnh phải đảm bảo phân cách giữa chuyến bay VFR với các chuyến bay khác như sau:
- Các chuyến bay IFR và các chuyến bay VFR trong vùng trời không lưu loại C;
- Các chuyến bay IFR và các chuyến bay VFR đặc biệt;
- Các chuyến bay VFR đặc biệt.
Chuyến bay VFR được thực hiện trong khoảng thời gian từ lúc nào đến lúc nào?
Theo Mục 2 Phần II Phụ lục I Quy tắc bay tổng quan VFR ban hành kèm theo Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
(1) Chuyến bay VFR
Chuyến bay VFR chỉ được thực hiện trong điều kiện tầm nhìn ngang và khoảng cách từ tàu bay đến mây bằng hoặc lớn hơn các trị số quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Không áp dụng quy định này đối với chuyến bay VFR hoạt động trong vùng trời kiểm soát đã được cơ sở ATS liên quan cho phép.
(2) Thời gian hoạt động
Chuyến bay VFR được thực hiện trong khoảng thời gian từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn; trong khoảng thời gian khác, chuyến bay VFR chỉ được thực hiện khi được Cục Hàng không Việt Nam cho phép.
(3) Điều kiện cất cánh, hạ cánh hoặc bay vào khu vực hoạt động tại sân bay
Trừ trường hợp được phép của cơ sở ATS, tổ lái thực hiện chuyến bay VFR không được cất cánh, hạ cánh tại một sân bay nằm trong khu vực kiểm soát, bay vào khu hoạt động bay tại sân bay hoặc vòng lượn tại sân bay khi trần mây thấp hơn 450 m (1500 ft) hoặc tầm nhìn mặt đất nhỏ hơn 5 km.
(4) Các trường hợp không được phép hoạt động bay VFR
Trừ trường hợp được phép của Cục Hàng không Việt Nam, tổ lái thực hiện chuyến bay VFR không được hoạt động:
a) Cao hơn mực bay 200 (FL200);
b) Với tốc độ xấp xỉ âm thanh trở lên;
c) Cách bờ biển trên 180 km trong vùng trời kiểm soát.
(5) Các khu vực không được phép thực hiện chuyến bay VFR
Trừ trường hợp cần thiết để cất cánh, hạ cánh hoặc khi được phép của cấp có thẩm quyền, tổ lái không được thực hiện chuyến bay VFR:
a) Trên các khu vực đông dân của thành phố, thị xã, thị trấn hoặc các cuộc tụ họp đông dân ngoài trời ở độ cao thấp hơn 300 m (1000 ft) trên chướng ngại vật cao nhất trong khu vực bán kính 600 m có tâm là vị trí ước tính của tàu bay;
b) Ngoài các vùng đông dân nêu tại Điểm a ngay trên đây, ở độ cao thấp hơn 150 m (500 ft) cách mặt đất hoặc mặt nước.
(6) Độ cao bay VFR
Tổ lái thực hiện chuyến bay VFR khi bay bằng ở độ cao lớn hơn 900 m (3000 ft) cách mặt đất hoặc mặt nước hoặc ở độ cao phải bay ở những mực bay dành cho chuyến bay VFR được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này trừ khi được Cục Hàng không Việt Nam cho phép hoặc được nêu trong huấn lệnh kiểm soát không lưu.
(7) Điều kiện hoạt động bay VFR khi được cung cấp dịch vụ không lưu
Tổ lái thực hiện chuyến bay VFR phải tuân theo các quy định tại các Mục 13, 14, 15, 16, 17 Phần I của Phụ lục này khi:
a) Hoạt động trong vùng trời không lưu loại B, C và D;
b) Là một phần của hoạt động bay tại sân bay có kiểm soát;
c) Hoạt động theo chế độ bay VFR đặc biệt.
(8) Quy định về liên lạc
Tổ lái thực hiện chuyến bay VFR bay vào, bay trong các khu vực hoặc bay dọc theo các đường bay được Cục Hàng không Việt Nam quy định khi bay qua đó phải nộp kế hoạch bay không lưu để hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị liên quan hoặc chuyến bay bay qua biên giới quốc gia phải canh nghe liên tục trên tần số vô tuyến thích hợp và báo cáo vị trí cho cơ sở ATS liên quan.
(9) Đổi từ bay VFR sang bay IFR
Tổ lái đang thực hiện chuyến bay VFR muốn đổi sang bay IFR phải thông báo các thay đổi kế hoạch bay không lưu hiện hành nếu đã nộp kế hoạch bay hoặc phải nộp kế hoạch bay không lưu cho cơ sở ATS thích hợp và nhận huấn lệnh trước khi thực hiện chuyến bay IFR trong vùng trời kiểm soát khi phải tuân theo quy định tại Mục 8.2 Phần I của Phụ lục này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?